Học tập đạo đức HCM

Người chăn nuôi bắt đầu “ngán” hàng Trung Quốc

Thứ tư - 04/06/2014 20:34
Tại một số vùng chăn nuôi lớn ở các tỉnh Đông Nam bộ, người chăn nuôi bắt đầu “ngán” hàng Trung Quốc. Nhiều thuốc thú y, thuốc sát trùng được thay thế bằng hàng trong nước hoặc từ châu Âu, Đông Âu, Mỹ, Ấn Độ.
Tại một số vùng chăn nuôi lớn ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, người chăn nuôi bắt đầu “ngán” hàng Trung Quốc. Nhiều loại thuốc thú y, thuốc sát trùng, nguyên liệu kháng sinh và các thiết bị chuồng trại dần được thay thế bằng hàng trong nước hoặc nhập từ các quốc gia châu Âu, Đông Âu, Mỹ, Ấn Độ…

Ông Trần Quang Trung, chủ trại chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai kể: cách đây hai năm, loại kháng sinh nguyên liệu Doxycinlin và Plodoxil trị ho suyễn, đường ruột cho heo nhập từ Trung Quốc bán tràn lan, hàng các hãng nước ngoài hầu như không có nên các trại phải sử dụng loại kháng sinh này. 

Thời điểm đó giá 1kg khoảng 1,1 – 1,2 triệu đồng, tuy nhiên chất lượng lại không như quảng cáo, trộn vào cám heo ăn chỉ hấp thụ được 50%, sử dụng cả tuần mà không trị hết bệnh. Đến giữa năm ngoái, một số doanh nghiệp nhập hàng của Ấn Độ về bán, giá chỉ cao hơn vài trăm ngàn nhưng chất lượng hơn hẳn. Vậy là nông dân bỏ luôn hàng Trung Quốc. 

Bây giờ ông Trung nói: “Nghe đến hàng Trung Quốc là bị dị ứng, có cho cũng không xài”.

Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, phó chủ tịch hiệp hội Gia cầm các tỉnh miền Đông, hơn 1.500 trại gà ở khu vực này chỉ có lác đác vài trại còn sử dụng thiết bị máng ăn, máng uống và tấm bạt làm lạnh của Trung Quốc. Còn lại đều đã chuyển sang sử dụng hàng của Đức, Malaysia, Thái Lan hoặc cùng lắm là mua trong nước như hệ thống quạt làm lạnh chẳng hạn. 

“Hàng Trung Quốc giá chỉ bằng 70 – 80% hàng ngoại khác. Lúc mới thì nhìn bắt mắt lắm, nhưng sử dụng vài năm thì gỉ sét, hư hỏng…”, ông Ngọc nói.

Ông Âu Thành Long, chủ trại heo ở Bình Thuận nói vài năm trước người chăn nuôi chỉ có thể mua được vắcxin tai xanh, lở mồm long móng của Trung Quốc, nhưng nay có thể mua hàng của Đức, Pháp… 

Giá tuy đắt hơn chút đỉnh, nhưng chất lượng, theo ông Long thì miễn bàn. Qua tìm hiểu, các công ty nhập thiết bị, thuốc thú y từ Trung Quốc đang gặp phải vấn đề khó tiếp cận thị trường, bởi người chăn nuôi bắt đầu nảy sinh ý thức: “Hàng của Trung Quốc ư? Bỏ được cái gì thì nên bỏ!” 
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập324
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại834,841
  • Tổng lượt truy cập92,008,570
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây