Học tập đạo đức HCM

Người nuôi cá bè “ngồi trên đống lửa” vì giá giảm

Thứ ba - 28/02/2017 09:50
Những ngày gần đây, giá cá điêu hồng sụt giảm nặng trong khi giá thức ăn thủy sản luôn ở mức cao khiến người nuôi cá bè ở Tiền Giang thua lỗ nặng. Nhiều lồng, bè cá đang tới giai đoạn thu hoạch nhưng thương lái chưa chịu thu mua làm cho người nuôi cá bè như ngồi trên “đống lửa”.

Hiện giá cá điêu hồng nuôi lồng bè ở khu vực cồn Thới Sơn, TP Mỹ Tho đã sụt xuống còn 28.000 – 29.000 đồng/kg. Với mức giá này, ngư dân thua lỗ khoảng 3.000 đồng/kg, tính cả bè cá sẽ lỗ khoảng 3 triệu đồng.

nguoi nuoi ca be ngoi tren dong lua vi gia giam hinh 1
Cá điêu hồng nuôi bè đến kì thu hoạch nhưng giá giảm thấp khiến người nuôi thua lỗ.

Bà Lê Thị Lệ Hằng, một người nuôi cá cho biết: “Giá cá bè gần đây sụt giảm mạnh khiến nhiều nhà bè điêu đứng, nếu trừ chi phí người nuôi cá sẽ không có lời”.

Đầu ra cho cá điêu hồng khó khăn trong khi thương lái còn mạnh tay ép giá, khiến người nuôi vì vậy lâm vào cảnh điêu đứng. Ông  Phan Thế Bình, chủ 7 lồng, bè cá ở cồn Thới Sơn đang đến lúc thu hoạch nhưng chưa bán được vì giá sụt, thương lái kỳ kèo. Ông Bình cho biết, với mức giá này, người nuôi cá bè không dám tái đàn.

“Hiện giờ cá tới lứa thu hoạch nhưng thương lái cứ hẹn không chịu bắt cá để ép giá. Trong khi đó thức ăn cho cá vẫn tăng giá cao khiến người dân lâm vào cảnh nuôi cá không bán được vẫn phải tăng chi phí. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, chỉ vài năm sau người dân không thể nuôi cá bè được nữa”, ông Bình trăn trở.

Tỉnh Tiền Giang có hơn 1.300 lồng bè cá, đa số là nuôi cá điêu hồng. Hầu hết các lồng, bè cá nuôi theo kiểu truyền thống, chưa áp dụng các mô hình Viet Gap nên chủ yếu tiêu thụ nội địa. Hiện nay có thể do nguồn cung đang vượt cầu nên giá cá sụt giảm.

Trong khi giá thức ăn và thuốc thú y thủy sản đều tăng hơn 5 % so với năm ngoái. Hơn nữa, trong thời điểm này, nhiệt độ ngày và đêm dao động nhiều đã làm cho cá chết nhiều.

Mô hình nuôi cá bè trên sông Tiền ở Tiền Giang thường lâm vào cảnh giá cả bấp bênh, ngư dân chịu thiệt thòi.

Thiết nghĩ, ngoài việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng mô hình an toàn sinh học Viet GAP, Global GAP để nâng cao chất lượng đàn cá thương phẩm thì các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang cần xây dựng chuỗi liên kết, tạo đầu ra thuận lợi để người nuôi đảm bảo có lãi và gắn bó với  nghề thủy sản này./.

 

(Nguồn tin:VOV.VN)  
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay21,367
  • Tháng hiện tại1,102,250
  • Tổng lượt truy cập92,275,979
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây