Học tập đạo đức HCM

Người trồng hoa Tết thấp thỏm lo chuyện thời tiết, giá cả

Thứ hai - 10/11/2014 03:41
Đầu tư hàng trăm triệu trồng hoa mùa Tết Ất Mùi, nhiều nông dân TP HCM bắt đầu lo thời tiết không thuận, hàng nơi khác tràn về, áp lực giá giảm...

Thời điểm này, hàng ngàn hộ nông dân ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đang tất bật chuẩn bị xuống giống vụ hoa xuân để kịp bán vào dịp Tết Ất Mùi. Tuy nhiên, người trồng hoa đang “gánh” trên vai nhiều nỗi lo trong mùa hoa Tết sắp tới.


Anh Trịnh Minh Hùng ở ấp Phú Hòa, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi đã đầu tư hơn 300 triệu đồng để trồng 500 chậu hoa mai, hơn 1.000 chậu hoa giấy cho dịp Tết Nguyên đán. Năm ngoái, gia đình anh chỉ đầu tư trồng mai. Do thời tiết lạnh, hoa không nở rộ nên bị lỗ vốn. Rút kinh nghiệm từ mùa hoa trước nên mùa này, trên diện tích 3.500 m2, anh Hùng phải trồng thêm các loại cây cảnh khác như mai chiếu thủy, tắc, khế, mỗi loại vài trăm chậu.
 


Trồng hoa luôn phụ thuộc nhiều vào thời tiết (Ảnh minh họa: KT)


Anh Trịnh Minh Hùng nói: “Nỗi lo lớn nhất của mình là thời tiết, thứ hai là giá cả. Sợ như mọi năm hàng từ nơi khác về nhiều, giá cả của mình không được như mong muốn. Mình làm nghề này còn do khí hậu, ngoài công bỏ ra còn phụ thuộc vào trời nữa”.


Hiện nay, tổng diện tích trồng hoa và cây cảnh của thành phố Hồ Chí Minh là hơn 1.600 ha. Trong đó, diện tích trồng hoa để phục vụ Tết Nguyên Đán Ất Mùi là 1.200 ha. Riêng loại hoa được người dân Nam bộ ưa chuộng trong dịp Tết là hoa mai lại giảm khoảng 5% so với năm ngoái.


Tại huyện Củ Chi, nơi có diện tích đất sản xuất lên đến 25.000 ha, với hệ thống thủy lợi được đầu tư đồng bộ và vị trí gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, rất thuận lợi cho việc trồng hoa, cây cảnh. Diện tích trồng hoa lan của huyện Củ Chi đã đạt 185 ha. Mặc dù vậy, mùa hoa Tết năm nay mới chỉ bắt đầu, nhưng người trồng hoa lan ở huyện ngoại thành này đang có rất nhiều nỗi lo.


Trồng hoa lan tuy mang lại hiệu quả cao hơn các loại hoa, cây cảnh khác, nhưng cũng nhiều rủi ro hơn. Những hộ gia đình có ít vốn và ít kinh nghiệm thì không dám trồng loại hoa này. Vì thiếu vốn, bà con nông dân chỉ có thể đầu tư sản xuất theo hình thức nhỏ lẻ. Nhiều gia đình có đất rộng nhưng cũng xé lẻ trồng nhiều loại hoa với suy nghĩ nếu không được loại này thì có loại hoa kia kéo lại.


Theo bà Nguyễn Thị Bảy ở Ấp 3, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, bây giờ trồng lan phải chọn giống. Vì nếu chọn giống không kỹ, qua quá trình trồng rất vất vả mà đến khi thu hoạch không hiệu quả kinh tế. Trồng lan hiện nay vốn bỏ ra cao, kỹ thuật không có, mà không biết đầu ra như thế nào, cho nên bà con rất hoang mang và lo lắng.

Trên thực tế, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có chính sách hỗ trợ vốn vay cho nông dân khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết người nông dân trồng hoa, cây cảnh ở các huyện ngoại thành của thành phố chưa tiếp cận được nguồn vốn này. Việc trồng hoa của bà con nông dân ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm. Cứ thấy thị trường chuộng loại hoa nào thì họ đổ xô trồng loại hoa ấy. Thậm chí, sau mỗi mùa hoa tết, người nông dân không biết sang năm sẽ trồng cây gì.
 


Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 6 hợp tác xã và 34 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh. Tuy nhiên, các tổ hợp tác đang hoạt động chủ yếu nhằm trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh gắn liền với hoạt động của các câu lạc bộ khuyến nông.


Ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Do đặc thù thành phố hồ Chí Minh là nơi sử dụng nhiều hoa, cây kiểng, cho nên theo tôi, việc cần làm ngay là phải định hướng theo điều kiện, khả năng của từng vùng theo mỗi thời điểm nhất định. Quy mô sản xuất phải cân đối để không làm sản phẩm bị dư thừa hay bị thiếu, dẫn đến tình trạng mất cân đối của thị trường”.


Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định trồng hoa, cây cảnh là loại hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố đến 2020. Còn những người trồng hoa ở thành phố thì đang mong chờ sự hỗ trợ thiết thực của chính quyền địa phương về kỹ thuật, giống, vốn và thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm mà họ làm ra./.
 

 (Nguồn tin:VOV)  


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập408
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,179
  • Tổng lượt truy cập92,030,908
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây