Học tập đạo đức HCM

Quy chế mua tạm trữ lúa gạo: Người trồng lúa hưởng lợi

Thứ bảy - 04/08/2012 02:47
Ngày 3.8, Bộ NNPTNT họp lấy ý kiến lần 2 dự thảo về quy chế mua tạm trữ lúa gạo theo hướng hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng lúa. Tình trạng “được mùa, mất giá” lặp đi lặp lại nhiều năm qua khiến bà con nông dân luôn trong tình thế phấp phỏng, thậm chí chịu lỗ, chính là lý do để Bộ NNPTNT xây dựng quy chế mới này.

 

Quy chế mua tạm trữ lúa gạo: Người trồng lúa hưởng lợi

Cần chính sách hỗ trợ nông dân một cách linh hoạt. Ảnh: Duy Khương.

Ai hưởng lợi?

Bộ NNPTNT nhận định, nhiều năm qua, kể cả trước khi có Nghị định 109 (về điều tiết cụ thể giá thu mua lúa gạo định hướng, đảm bảo có lãi cho nông dân), hễ đến thời điểm lượng tồn kho lúa gạo tại ĐBSCL tăng cao là giá thu mua lúa của bà con lại bị o ép thảm hại. Trước đó, Chính phủ đã hai lần giao cho Hiệp hội Lương thực VN (VFA) mua tạm trữ lần lượt 1 triệu tấn gạo (tháng 3-4) và 500.000 tấn gạo (tháng 7-8).

Mặc dù VFA đã ráo riết chỉ đạo các DN thành viên tích cực hoàn thành số lượng mua tạm trữ lúa gạo kịp thời gian quy định, bình ổn giá thị trường, song phương thức này đã bộc lộ quá nhiều hạn chế. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho biết: “Các đợt tạm trữ không kiểm soát được việc mua bán lúa gạo của DN, DN hầu như không mua lúa gạo trực tiếp từ nông dân trồng lúa”. Cũng theo ông Bổng, tiền lệ xưa nay của nông dân ĐBSCL là bán lúa gạo cho thương lái thay vì trực tiếp cho DN trước khi Chính phủ quyết định thu mua tạm trữ, nên dù giá có tăng lên thì lúc đó bà con cũng đã... hết sạch gạo để bán.

Rõ ràng chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo vừa qua đã thất bại trước mục tiêu đảm bảo cho nông dân có lãi từ 30% trở lên. Nhiều thời điểm giá lúa thấp đến mức thảm hại với hơn 4.000đ/kg. Hoặc ngay tại thời điểm thu mua tạm trữ, giá lúa cũng chỉ nhích lên rất chậm với 50 – 100đ/kg, thậm chí có thời điểm giá còn sụt giảm hoặc đứng im.

Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, khi giá gạo thị trường lên cao, DN cứ thế xuất gạo trong kho để bán và thu lời nhưng không chia sẻ lợi ích với nông dân. Như vậy, chỉ một số ít DN hưởng lợi, còn nông dân hầu như không được gì. Đại diện cơ quan điều tiết về xuất khẩu lúa gạo cũng phân tích thêm rằng, cần thiết phải có việc Chính phủ xuất ngân sách thu mua dự trữ gạo quốc gia để hướng đến trực tiếp bà con.

Tạm trữ lúa gạo thông qua UBND

Vẫn giữ mục tiêu là hỗ trợ cả nông dân và DN tạm trữ lúa gạo trong hai vụ đông xuân và hè thu nhằm giảm áp lực tiêu thụ trong chính vụ, nâng cao giá bán cao nhất cho nông dân, dự thảo về quy chế tạm trữ lúa gạo cụ thể hóa tối đa cách làm. Theo Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, dự kiến vụ đông xuân tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vào tháng 2-3 hằng năm. Vụ hè thu tạm trữ từ 1 – 1,5 triệu tấn quy gạo vào các tháng 7-8-9.

Chính phủ trên cơ sở đề nghị của các bộ, ngành liên quan quyết định phân bổ chỉ tiêu tạm trữ lúa gạo qua cơ quan UBND các tỉnh, thành phố. Thời gian tạm trữ trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm được vay vốn tạm trữ. Hộ nông dân tạm trữ tối thiểu 5 tấn/hộ, còn DN thì tuỳ điều kiện, khả năng và yêu cầu của UBND các địa phương.

Điểm được cho là mới của dự thảo quy chế là để được NH hỗ trợ tín dụng, hộ nông dân và DN có thể được dùng tài sản trực tiếp là lượng lúa tạm trữ tại kho hoặc tổ chức có bảo lãnh để thế chấp. Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất vay NH cho hộ nông dân và DN trong thời gian tối đa 3 tháng. Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, quy chế này dự kiến sẽ áp dụng linh hoạt tùy theo năm có giá lúa gạo xuống thấp để kịp thời hỗ trợ.

Phó Chủ tịch VFA Phạm Văn Bảy thì băn khoăn, nông dân vay vốn sản xuất đã khó rồi, nay vay vốn để tạm trữ thì NH phải thật sự linh hoạt. Ngoài ra, cần tính toán thời hạn tạm trữ bởi tạm trữ quá lâu thì sẽ rất khó cho bà con. 
 

Theo VFA, tính đến hết tháng 7 nước ta đã xuất khẩu 4,167 triệu tấn gạo – giảm 10% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện số lượng hợp đồng XK đã ký tăng 5% so với cùng thời điểm năm ngoái. Các tháng cuối năm được nhận định XK gặp khó khăn do cạnh tranh gạo giá thấp với Ấn Độ và gạo tồn kho của Thái Lan đang ồ ạt đẩy ra thị trường.
Theo laodong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay32,449
  • Tháng hiện tại1,181,753
  • Tổng lượt truy cập92,355,482
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây