Học tập đạo đức HCM

Rau rớt giá

Thứ ba - 19/02/2013 22:25
Sau tết Nguyên Đán Quý Tỵ, giá các loại rau “rớt” thảm hại. Từ chỗ mỗi bó rau cải giá 5.000đ, rau mùi 500 – 700đ thời điểm cuối tháng 12 năm Nhâm Thìn nay chỉ còn 1.200đ và 200đ.

Đây rõ ràng là sự thiệt thòi cho người nông dân trong thời điểm giá cả các mặt hàng nhìn chung tăng cao theo từng năm. Theo tính toán của những người nông dân, cách đây 3, 4 năm giá mỗi bó ngò khoảng 200đ trong lúc mì tôm 1.200 – 1.500đ/gói. Thời điểm này, giá các loại mì tôm nhìn chung 3.500 – 4000đ/gói thì giá ngò vẫn ở mức 200đ.

Rau rớt giá
Sau Tết, giá các loại rau "rớt" thảm hại

Sự so sánh của những người nông dân theo chúng tôi là có cơ sở và nó cho thấy sự vất vả của người nông dân. Vẫn chưa hết. Chưa tính lời lãi về tổng số vốn đầu tư, ngày công, xăng xe đi bán người nông dân còn phải thức khuya dậy sớm để mong sao “đẩy” cho được sản phẩm của mình. Lấy chuông đồng hồ báo thức lúc 0h, ông Hồ Văn Hùng (60 tuổi) xóm Quang Lạc, Thạch Lạc (Thạch Hà), một trong những hộ trồng nhiều rau cho biết: “Có rất nhiều người bán rau nên phải dậy lúc 0h sắp rau lên xe, khoảng 1h30 phút có mặt ở cổng chợ Thành phố Hà Tĩnh bán cho các đầu mối buôn. Họ lấy bao nhiêu còn lại mình bán lẻ. Nếu không thì không thể hết được”. Chỉ vào đám rau sắp trước thềm nhà (chừng trăm bó) chờ giờ đến chợ, ông nói: “Cứ bữa trước tết chừng đó được khoảng 500.000đ, giờ chỉ được khoảng 100.000đ thôi”. Được biết, sáng hôm đó, ông Hùng đi chợ Tỉnh, bà vợ của ông đi chợ Thạch Lạc. Cả hai đều lo lắng, mong sao đắt rẻ đều bán hết hàng.

Rau rớt giá
Nhẹ tay sắp rau để mang đi chợ

Làm rau là thế. Nghịch lí cứ dài dài: Được mùa mất giá. Thời điểm trước tết, các đợt gió mùa làm cho rau khó sinh trưởng, vì thế giá rau đắt, sau đó thời tiết ấm dần, rau trở nên mơn mởn, sản phẩm rau bỗng nhiên nhiều ra, khó tiêu thụ.

Theo ước tính, trung bình mỗi buổi sáng, riêng xóm Quang Lạc (Thạch Lạc) và xóm Liên Hải (Thạch Hải) – hai xóm chuyên sản xuất rau màu, đổ về thành phố khoảng hơn 2.000 bó rau cải và khoảng 3000 bó ngò. Con số này là khá lớn vào thời điểm mà nhiều hộ gia đình ở Thành phố cũng có thể tận dụng thời tiết thuận lợi để tự túc rau xanh trong các khoảnh vườn chật hẹp.

Những khó khăn trên cứ đến mùa thu hoạch rộ lại xảy ra. Rõ ràng, đã đến lúc cần định hướng khâu tiêu thụ cho sản phẩm rau sạch cho các vùng chuyên sản xuất rau màu để bà con nông dân “đổi màu lấy lương thực”, ổn định cuộc sống.

TRUNG DÂN
Baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay60,347
  • Tháng hiện tại891,074
  • Tổng lượt truy cập92,064,803
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây