Học tập đạo đức HCM

Sản xuất lúa giống yên tâm đầu ra

Thứ hai - 02/10/2017 05:48

Theo đó, từ nhiều năm qua Doseco đã hợp tác với các câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã và nông dân có kinh nghiệm sản xuất lúa giống.

 
13-22-41_nh_1_-_lien_ket_sn_xut_lu_giong
CLB sản xuất lúa giống Bình Hiệp B liên kết với Doseco làm lúa hàng hóa

Hiện đầu ra của sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành công 80% quá trình sản xuất. Do vậy sản xuất tuân thủ quy trình bài bản, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật “1 phảm 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM cho sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu XK là hướng đi bền vững.

Ông Dương Thành Được ở ấp Nhì, xã An Phong, huyện Thanh Bình cho biết: "Gần 6 năm qua thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với Doseco, nông dân chúng tôi rất an tâm không sợ cảnh “được mùa mất gia” hay ép giá của các thương lái địa phương khi thời tiết diễn biến xấu. Song song đó, Cty còn phân công nhân viên xuống tận ruộng của bà con hướng dẫn kỹ thuật rất nhiệt tình nên năng suất cuối vụ đạt cao, chất lượng giống ổn định".

Tham gia liên kết sản xuất lúa giống hơn 5 năm với Doseco, với diện tích hơn 4ha chuyên sạ giống IR 50404 và OM 5451, ông Nguyễn Ngọc Hoàng , thành viên CLB Sản xuất lúa giống Bình Hiệp B, xã Bình Hiệp, huyện Lấp Vò chia sẻ: "Sản xuất lúa giống có giá sản phẩm cao hơn lúa thường vì được bao tiêu, giá được ấn định cao hơn từ 500 - 700 đồng/kg. Trước khi thu hoạch từ 5 - 7 ngày, Cty cử cán bộ kỹ thuật xuống để kiểm tra, chốt giá và ấn định ngày cắt.

Bên cạnh đó Cty còn đầu tư bao bì đựng lúa giống nên nông dân không tốn chi phí. Khâu chuyên chở, bốc xếp lúa họ cũng hỗ trợ nên nông dân khá yên tâm. Với phương thức này, bà con an tâm đầu ra và lợi nhuận cao hơn so với sản xuất thông thường. Sau khi trừ các khoản chi phí SX thu lợi nhuận dao động từ 20 - 25 triệu đồng/ha tùy theo vụ".

Ông Nguyễn Văn Hồng, GĐ Cty CP Giống cây trồng Đồng Tháp cho biết, hiện tổng diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ tại Đồng Tháp lên con số vài trăm ha với các loại giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận như OM 7347; OM 6976; OM 576; OM 6162; OM 4900; IR 13240 - 108; Nàng hoa 9... Đây là những giống rất phù hợp với thổ nhưỡng ĐBSCL và cho năng suất cao. Sản xuất cũng được thực hiện theo quy trình an toàn, việc khử lẫn được thực hiện trên nền mạ; trước trỗ, sau trỗ và trước khi thu hoạch, nhổ bỏ những cây cao, cây khác so với quần thể như lúa cỏ, lúa von, lúa khác giống. Những ruộng lúa giống bị bệnh sẽ không làm giống.

13-22-41_nh_2_-_lien_ket_sn_xut_lu_giong
Sản xuất lúa giống lợi nhuận từ 20 - 25 triệu đồng/ha

Vệ sinh công cụ thu hoạch, không để lẫn tạp giống khác, kể cả bao bì đựng lúa giống. Phơi sấy lúa giống đảm bảo ẩm độ hạt. Sau đó làm sạch hạt giống, đóng bao theo quy cách và chất lượng đúng tiêu chuẩn.

Mặt khác, Doseco còn phối hợp với các Cty sản xuất giống khác trên cả nước để trồng thí điểm các loại giống mới trên nhiều diện tích đất và khu vực khác nhau để tìm ra giống phù hợp, áp dụng biện pháp canh tác mới nhằm giảm giá thành (sử dụng máy cấy để giảm giống, năng suất không giảm nhưng giảm được nhiều chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công…). Đồng thời bao tiêu 100% diện tích lúa giống cho các CLB, THT, HTX liên kết thực hiện.

Bà Lý Thanh Tâm, Phó phòng NN-PTNN huyện Thanh Bình cho biết, việc áp dụng thí điểm tiến bộ kỹ thuật “1 phải 5 giảm”, sử dụng máy cấy lúa… và bao tiêu sản phẩm đã giúp nhiều nông dân an tâm sản xuất. Huyện mong rằng sẽ có thêm nhiều diện tích lúa được Doseco bao tiêu để bà con được cải thiện thu nhập...
Theo Vũ Trung/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay58,992
  • Tháng hiện tại58,992
  • Tổng lượt truy cập84,966,028
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây