Học tập đạo đức HCM

Thị trường gia cầm Indonesia: Cơ hội cho doanh nghiệp ngoại

Thứ hai - 31/10/2016 01:33
Là thị trường tiêu thụ hấp dẫn với mặt hàng gia cầm, nên hầu hết các hãng sản xuất chính tại Indonesia đều là những công ty 100% vốn nước ngoài, hoặc liên doanh với nước ngoài.

Cơ hội           

Không chỉ là nước có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia còn là một trong những thị trường có sức tăng trưởng nhanh nhất, với tầng lớp trung lưu khoảng 150 triệu người và đạo Hồi là tôn giáo chính thống nên nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm tăng khá đều đặn. Đây cũng được coi là nguồn protein phù hợp và sẵn có nhất tại thị trường Indonesia.

Theo thống kê năm 2012, thị trường gia cầm Indonesia mang lại doanh thu 4,76 tỷ EUR (6,46 tỷ USD); trong đó gà thịt chiếm 73%, gà đẻ 27%. Tiêu thụ trứng và thịt gia cầm bình quân theo đầu người tại Indonesia vẫn ở mức thấp hơn so với các nước láng giềng. Do đó, vẫn còn cơ hội để ngành gia cầm tiếp tục mở rộng và phát triển. Tiêu thụ thịt gia cầm và trứng bình quân hàng năm khoảng 7,36 kg/74 trứng/năm, thấp hơn hẳn Thái Lan là 20 kg/160 trứng/năm và Malaysia là 32 kg/240 trứng/năm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này vẫn đang có chiều hướng tăng.

gia cầm tại indonesia - chăn nuôi

Tiêu thụ thịt gà tại Indonesia Ảnh: Watt

 

Giống một ngành kinh tế riêng biệt, ngành sản xuất gia cầm tại Indonesia đang được mở rộng về quy mô. Theo hãng FoodTechIndonesia (công ty liên doanh với các công ty gia cầm của Hà Lan), giữa 2011 và 2015 thị trường gia cầm Indonesia đạt mức tăng trưởng kép ngoạn mục 26,7%/năm và đạt trị giá 10 tỷ EUR (11 tỷ USD); trong đó thịt gà chiếm gần ¾ tổng giá trị. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho thị trường nội địa, ngành gia cầm Indonesia đang thu hút đầu tư để nâng cao sản lượng, đặc biệt cải tiến dây chuyền sản xuất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tiêu thụ thịt gà tại Indonesia đang tăng đều mỗi năm - chăn nuôi

Tiêu thụ thịt gà tại Indonesia đang tăng đều mỗi năm Ảnh: Watt

 

 

Thách thức

Song song những cơ hội, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức với các doanh nghiệp gia cầm hoạt động tại Indonesia. Dịch bệnh cúm gia cầm vẫn đang hoành hành, và trong khi các cơ quan quản lý tại đây đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát, gồm tiêm vaccine và cấm hoạt động chăn thả tự do, hoặc nuôi gà thả vườn ở một số vùng trọng điểm, nhưng Indonesia vẫn tiếp tục hứng chịu nhiều đợt bùng phát dịch nghiêm trọng. Ngoài ra, đại bộ phận người tiêu dùng tại Indonesia vẫn chuộng gà tươi sống hơn các sản phẩm gia cầm đông lạnh đã qua chế biến.

Theo FoodTechIndonesia, ngành gia cầm Indonesia cũng gặp nhiều khó khăn khi vẫn phải phụ thuộc vào nguồn thức ăn nhập khẩu. Hiện, Indonesia vẫn phải nhập khẩu 50 - 80% nguyên liệu thức ăn thô nên giá thức ăn vẫn bị chi phối bởi giá bán hàng hóa trên thị trường thế giới và tỷ giá ngoại hối. Chưa kể, các nhà máy chế biến thức ăn gia cầm tại Indonesia hầu hết đã xuống cấp, hoạt động kém năng suất nên không đáp ứng đủ nhu cầu.

Ngoài ra, việc cải thiện các chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đang là yêu cầu cấp bách của ngành gia cầm Indonesia, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, để có chỗ đứng trên thị trường gia cầm Indonesia, doanh nghiệp ngoại lựa chọn hình thức liên doanh, nhằm rút ngắn khoảng cách tiếp người tiêu dùng tại thị trường này.

 

Tuấn Anh/nguoichannuoi.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay53,615
  • Tháng hiện tại253,471
  • Tổng lượt truy cập87,608,541
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây