Học tập đạo đức HCM

Thị trường sữa Việt Nam hy vọng sớm minh bạch

Thứ ba - 05/04/2016 03:06
(Người Chăn Nuôi) - Trong khi nhiều nông dân nuôi bò xót xa đổ sữa đi thì một số doanh nghiệp lại ung dung hưởng lợi nhuận "khủng". Những nghịch lý trong sản xuất, tiêu thụ sữa tại Việt Nam tồn tại "thâm căn" khiến ngành sữa cần sớm có một quy chuẩn mang tính quốc gia.

Nghch lý

Trên thị trường nhiều năm qua, tình hình thu mua, tiêu thụ sữa tươi nguyên liệu trong chăn nuôi bò sữa vẫn xảy ra tình trạng doanh nghiệp chế biến sữa ký hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu với các hộ nông dân theo tiêu chuẩn do doanh nghiệp quy định. Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu được tính trên cơ sở thỏa thuận hoặc hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp thu mua sữa và người chăn nuôi bò sữa theo yêu cầu của các doanh nghiệp, công ty chế biến sữa và hạn mức thu mua sữa (kg/con/ngày). Hiện tại, chưa có quy chuẩn kỹ thuật về sữa tươi nguyên liệu làm cơ sở để xác định chất lượng sữa nên chưa có căn cứ pháp lý, công khai, minh bạch để xác định giá thu mua sữa tươi nguyên liệu giữa doanh nghiệp thu mua và người chăn nuôi.

Mặt khác, trong thời gian qua, người chăn nuôi bò sữa tại nhiều địa phương trên cả nước đã phản ánh về bất cập trong thu mua sữa tươi nguyên liệu, tình trạng không rõ ràng trong công tác phân tích chất lượng sữa tươi nguyên liệu gây ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi bò sữa, quyền lợi người tiêu dùng, đến phát triển chăn nuôi bò sữa. Hiện sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước đạt hơn 700.000 tấn/năm, đủ đáp ứng 30% nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, cảnh nông dân đổ sữa vẫn xảy ra ở một số nơi, trong khi mỗi năm, Việt Nam chi khoảng 1 tỷ USD để nhập khẩu sữa bột.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhìn nhận, hiện nay giá sữa bột nguyên liệu đang xuống rất thấp, các doanh nghiệp đã tận dụng nhập khẩu về để pha trộn và bán thu lãi lớn. Người nông dân thì dư thừa sữa, ngành chăn nuôi bò sữa sẽ khó khăn.

Từ những bất cập trong công tác quản lý sữa dạng lỏng nói chung và sữa tươi nguyên liệu nói riêng, việc xây dựng quy chuẩn quốc gia về sữa tươi nguyên liệu là hết sức cần thiết và khẩn cấp, để đáp ứng yêu cầu cấp bách về quản lý đầu vào nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến sữa một cách minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


thị trường sữa việt nam hy vọng sớm minh bạch - chăn nuôi

Các nước trong khu vực đã có nhiều tiêu chuẩn về sữa

Phi hp liên ngành

Theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, việc phân cấp quản lý dựa trên Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT quy định phân cấp quản lý về sữa, theo đó, Bộ Công thương có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm đối với sữa chế biến (không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng). Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm sữa có bổ sung thêm các vi chất (sữa dạng lỏng có bổ sung vi chất, hương vị…). Bộ NN&PTNT có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm đối với sữa tươi nguyên liệu. Do vậy, việc xây dựng quy chuẩn Việt Nam về sữa tươi nguyên liệu thuộc trách nhiệm của Bộ NN&PTNT. Cục Chăn nuôi đang chủ trì xây dựng quy chuẩn này.

Trong quá trình xây dựng quy chuẩn, tổ chức hội thảo, xin ý kiến đóng góp và hoàn thiện nội dung quy chuẩn cần sự tham gia, phối hợp của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT và các cơ quan thuộc các bộ, ngành và các địa phương như: Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường), Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp, Hiệp hội Sữa Việt Nam), Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam; Sở NN&PTNT các địa phương có chăn nuôi bò sữa phát triển và một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến sữa.

Trước yêu cầu này, Cục Chăn nuôi đã có văn bản đề nghị và xây dựng thuyết minh dự án, đề cương chi tiết nội dung quy chuẩn Việt Nam về sữa tươi nguyên liệu theo quy định phân cấp quản lý, đã gửi Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để trình lãnh đạo Bộ NN&PTNT xem xét, phê duyệt giao kế hoạch bổ sung nhiệm vụ xây dựng Tiêu chuẩn, quy chuẩn năm 2016 cho Cục Chăn nuôi.

Các nước trong khu vực đã có nhiều tiêu chuẩn về sữa và các sản phẩm về sữa để Việt Nam tham chiếu. Theo quy trình xây dựng quy chuẩn, sau khi hoàn thành dự thảo nội dung quy chuẩn phải tổ chức hội thảo nhiều lần để xin ý kiến góp ý và phải gửi văn bản kèm theo dự thảo nội dung quy chuẩn xin ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, sở NN&PTNT các địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan và đăng tải trên website của ngành trong thời gian 2 tháng và sau khi tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo và trình thẩm định, phê duyệt và ban hành quy chuẩn kỹ thuật đòi hỏi thời gian tương đối dài.

Quy chuẩn về sữa tươi nguyên liệu sau khi được hoàn thành, là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc ghi nhãn sản phẩm sữa dạng lỏng trong đó có sữa tươi nguyên liệu của các đơn vị sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định, tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

>> Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi: "Liên kết sản xuất ở khâu chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa cần được giám sát và đánh giá của các cơ quan lý nhà nước có liên quan để người chăn nuôi, nhà chế biến, nhà quản lý, người tiêu dùng được tiếp cận đầy đủ thông tin về chuỗi giá trị sản phẩm sữa".

 
 

Dương Thảo
http://nguoichannuoi.vn/

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập400
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm394
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại813,516
  • Tổng lượt truy cập88,168,586
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây