Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần 1 tháng 11/2015

Thứ hai - 09/11/2015 20:11
Giá xuất khẩu gạo trên thế giới trong tuần hiện giá 393 USD tấn, tăng 1 USD/tấn so với tuần trước, giảm 2 USD/tấn so với tháng 10/2015 và giảm 62 USD/tấn so với năm 2014. Giá gạo vào ngày 7/11/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 7/11/2015 so với ngày 31/10/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

31/10/15

7/11/15

31/10/15

7/11/15

31/10/15

7/11/15

31/10/15

7/11/15

7/11/15

Gạo 5%

360-370

360-370

370-380

370-380

350-360

345-355

305-315

315-325

415-425

Gạo 25%

330-340

345-355

355-365

355-365

330-340

325-335

280-290

285-295

400-410

Gạo đồ

360-370

350-360

 

 

340-350

340-350

405-415

405-415

 

Gạo thơm

815-825

785-795

475-485

465-475

 

 

 

 

830-840

Tấm

31/10/15

320-330

305-315

330-340

290-300

285-295

275-285

275-285

355-365

1. Thái Lan

Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 355 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước và tháng 10/2015, giảm 60 USD/tấn so với năm 2014. Trong 9 tháng đầu năm 2015, Thái Lan xuất khẩu được 6,6 triệu tấn gạo, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2014. Về giá trị, xuất khẩu gạo Thái Lan thu được 3,155 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2014. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo xuất khẩu gạo Thái Lan giảm còn 9 triệu tấn, giảm 18% so với 10,97 triệu tấn năm 2014, do cạnh tranh của Việt Nam và Ấn Độ.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Thái Lan xuất khẩu 750.000 - 800.000 tấn/tháng trong quí IV năm 2015, so với mức trung bình 735.000 tấn/tháng trong 9 tháng đầu năm 2015. Lượng gạo xuất khẩu hàng tháng dự kiến ​​sẽ tăng qua giao hàng theo hiệp ước giữa chính phủ với Philippines và Trung Quốc. Mỹ cũng dự báo vụ Đông xuân  2015-16 (tháng 11/2015-4/2016) của Thái Lan sản lượng lúa giảm còn 3,875 triệu tấn, so với 7,4 triệu tấn năm 2014 do nguồn nước thấp. Nguồn cung cấp nước tưới hiện nay chỉ bằng 35% so với năm 2014 và 64% so với mức trung bình trong 10 năm. Chính phủ dự kiến ​​sẽ hạn chế nguồn nước tưới cho lúa trong những tháng tới.

Thái Lan có được hợp đồng  chính phủ với chính phủ (G2G) 500.000 tấn gạo xuất khẩu gạo sang Indonesia. Thái Lan sẽ xuất khẩu 50.000 tấn gạo 5%  tấm và 450.000 tấn gạo 15% tấm sang Indonesia giao từ giữa tháng 11/2015 đến tháng 3/2016 trị giá 224 triệu USD. Tổng lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng G2G đạt 2 triệu tấn năm 2015, trong đó có  300.000 tấn gạo 25% tấm cho Philippines, 300.000 tấn gạo sang Trung Quốc theo thỏa thuận 1 triệu tấn đã ký kết năm 2015. Các chính phủ chuẩn bị ký hợp đồng 1 triệu tấn xuất sang Trung Quốc năm 2016.

Chính phủ Thái Lan đang chi mỗi tháng 1 tỷ baht (28 triệu USD) cho dự trữ gạo.Kể từ khi tiếp quản vào tháng 5/2014, chính phủ quân sự bán được 5 triệu tấn gạo dự trữ thu được 1.5 tỷ USD, hiện còn tồn 13,7 triệu tấn. Chính phủ hiện chi 28 triệu USD/tháng trả phí thuê kho lưu trữ và bảo trì, xông hơi, các khoản thanh toán lãi suất và phí bảo hiểm lưu trữ gạo.

2. Việt Nam  

Gạo Việt Nam 5% tấm hiện giá 375 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 25 USD/tấn so với tháng 10/2015, và giảm 105 USD/tấn so với năm 2014. Việt Nam đã xuất khẩu 4,48 triệu tấn gạo từ 1/1- 20/10/2015, giảm 17% so với 5,37 triệu tấn gạo xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2014

Chính phủ đã tăng chỉ tiêu xuất khẩu gạo  năm 2015 lên 7-7,50 triệu tấn, kể cả xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới, so với kế hoạch trước đó 6 triệu tấn. Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã bác bỏ tin đồn rằng Việt Nam đã tạm dừng xuất khẩu gạo 25% tấm chất lượng thấp do lượng gạo trong nước không còn.

Cơ quan Lương thực Indonesia đã được ủy quyền để nhập 250,000-300,000 tấn gạo chất lượng trung bình của Việt Nam trong tháng 11/2015.

3. Ấn Độ

Ấn Độ gạo 5% tấm hiện giá 350 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 10 USD/tấn so với tháng 10/2015, và giảm 65 USD/tấn so với năm 2014.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ niên vụ 2015-16 (tháng 10/2015-9/2016) xuống còn 9 triệu tấn, giảm 24% so với 11,8 triệu tấn niên vụ 2014-15, do nguồn cung giảm. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản sản lượng gạo niên vụ 2015-16 đạt 103 triệu tấn, so với 104,80 triệu tấn niên vụ 2014-15. Ấn Độ xuất khẩu 8,7 triệu tấn gạo trong 9 tháng đầu năm 2015, so với 7,8 triệu tấn xuất khẩu trong cùng thời kỳ năm 2014.

Giá gạo bán sỉ trung bình Ấn Độ giảm trong tháng 10/2015 sau khi tăng trong hai tháng liên tiếp. Sự suy giảm có thể do tăng nguồn cung từ thu hoạch lúa. Giá gạo bán sỉ hiện giá 399 USD/tấn (8.905 đồng/kg) trong tháng 10/2015, giảm 2% so với 408 USD/tấn (9.106 đồng/kg) vào tháng 9/2015, và giảm 13% so với 458 USD/tấn tháng 10/2014. Nông dân đang hy vọng giá gạo sẽ tăng trở lại do ảnh hưởng El Nino.

4. Indonesia

Indonesia đã quyết định nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan trước tháng 3 năm 2016 để bổ sung lượng gạo dự trữ. Chính phủ đã đạt được một thỏa thuận với Việt Nam để nhập khẩu 1 triệu tấn gạo, trong đó có 750.000 tấn gạo 15% tấm và 250.000 tấn gạo 5% tấm. Chính phủ sẽ nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo từ Thái Lan. Chính phủ đang đàm phán với các nước khác như Campuchia và Myanmar theo giao dịch nhập khẩu chính phủ với chính phủ (G2G).

Cơ quan thống kê Indonesia đã hạ dự báo sản lượng lúa  năm 2015 xuống 74,99 triệu tấn, giảm nhẹ so với ban đầu 75,55 triệu tấn. Điều này được hiểu rằng các dự báo này cũng không tính đến tác động El Nino

5.  Philippines

Chính phủ Philippines có thể cần phải nhập khẩu trên 1,3 triệu tấn gạo bổ sung vào năm 2016 do mất mùa qua các trận bão gần đây cũng như hạn hán do El Nino. Chính phủ đã đặt mua 500.000 tấn gạo của Thái Lan và Việt Nam, giao hàng trong quý I năm 2016. Bộ Nông nghiệp Philippines ghi nhận 463.692 tấn gạo với trị giá 7,09 tỷ peso (152 triệu USD) đã bị hư hại do bão Koppu.

Chính phủ ước tính sản lượng lúa năm 2015 giảm đáng kể do tình trạng hạn hán kéo dài do thời tiết El Nino. Các điều kiện hạn hán được dự kiến ​​sẽ tiếp tục cho đến tháng 5 năm 2016.

6. Bangladesh

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng lúa của Bangladesh niên vụ 2015-16 (tháng 5/2015-tháng 4/2016) đạt 34.6 triệu tấn, giảm 400.000 tấn so với ước tính chính thức của USDA là 35 triệu tấn do lũ lụt phía bắc và phía nam Bangladesh. Lũ lụt đã ảnh hưởng đến diện tích  lúa vụ mùa (tháng 6-12) của 213.346 ha bị hư hỏng do lốc xoáy Komen và mưa to trên diện tích 11,8 triệu ha với sản lượng 12 triệu tấn.

Nhập khẩu gạo năm 2015 của Bangladesh dự kiến  600.000 tấn, không đổi so với dự báo ban đầu  nhưng giảm phân nửa so với năm 2014 là 1,22 triệu tấn. Chính phủ đang áp dụng mức thuế nhập khẩu 10%, kể từ ngày 01/5/2015

7. Hàn Quốc

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo năm 2015 của Hàn Quốc tăng lên 4,26 triệu tấn so với 4,24 triệu tấn năm 2014 dù diện tích giảm. Diện tích trồng lúa năm 2015 đạt 799.000 ha, giảm so với 816.000 ha năm 2014. Diện tích lúa của Hàn Quốc bắt đầu giảm kể từ năm 2001 do nhu cầu xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp và chuyển đổi đất trồng lúa lên vùng cao để sản xuất cây công nghiệp có lợi nhuận cao hơn.

Hàn Quốc đang có kế hoạch mua 390.000 tấn gạo từ nông dân để tránh giá lúa giảm do tăng sản lượng. Liên minh hợp tác xã nông nghiệp quốc gia (National Agricultural Cooperative Federation NACF) được hỗ trợ nguồn vốn vay không tính lãi hoặc lãi suất thấp để khuyến khích thu mua gạo từ nông dân. Nông dân trồng lúa dự kiến ​​sẽ bán 2 triệu tấn trong mùa vụ thu hoạch bao gồm 390.000 tấn thu mua trực tiếp của chính phủ.

Hàn Quốc nhập khẩu 408.700 tấn gạo từ các nước tối huệ quốc (Most Favoured Nation  MFN) với mức thuế bằng 5% theo WTO. Tính đến ngày 04/8/2015, Hàn Quốc đã mua 315.524 tấn gạo, đạt 77% của toàn bộ hạn ngạch nhập khẩu cam kết năm 2015. Chính phủ Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ tiếp tục mua 93.176 tấn gạo còn lại năm 2015.

Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu gạo từ Hàn Quốc như một phần của hội nghị thượng đỉnh song phương đang diễn ra giữa hai nước/ Hàn Quốc đang tìm cách thâm nhập thị trường gạo của Trung Quốc trong thời gian dài. Thương vụ này dự kiến sẽ là một động thái tốt cho Hàn Quốc

8. Campuchia

Gạo Campuchia 5% tấm hiện giá 420 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước và tháng 10/2015, giảm 50 USD/tấn so với năm 2014.

Campuchia sản xuất nhiều loại giống lúa thơm, bao gồm giống Phka Romdeng, Phka Romeat, Phka Rumduol nhưng lại thiếu một thương hiệu gạo quốc gia để có thể phân biệt gạo thơm Campuchia trên thị trường quốc tế. Bộ Nông nghiệp đã đề nghị sử dụng các "Campuchia Jasmine Phka Rumduol" như tên thương hiệu duy nhất cho giống lúa thơm Campuchia.

Gạo thơm Campuchia đã đoạt giải gạo ngon nhất thế giới trong liên tiếp 3 năm đã bị gạo bang California giành vị trí hàng đầu trong cuộc thi gạo ngon Thế giới lần thứ 7 tổ chức tại Kuala Lumpur từ ngày 28-30/10/2015. Giống gạo Calo của California đoạt giải nhất của cuộc thi, gạo Somaly của Campuchia đoạt giải nhì và gạo Philippines đoạt giải 3. Campuchia cho rằng cuộc thi được tổ chức vào cuối 10 trong khi thu hoạch lúa Romduol bắt đầu vào giữa tháng 11/2015, quá sớm để họ chọn được loại gạo ngon nhất tham gia cuộc thi.

Các nhà xuất khẩu gạo Campuchia lưu ý rằng nhiều người tiêu dùng trên thế giới vẫn không biết gì về gạo Campuchia mặc dù nó đoạt giải gạo ngon nhất thế giới' trong ba năm liên tiếp. Do đó, họ kêu gọi nỗ lực phối hợp giữa chính phủ và các doanh nghiệp xuất khẩu để đẩy mạnh xúc tiến thương mại gạo Campuchia trên thị trường quốc tế.

Campuchia đã xuất khẩu 369.105 tấn gạo trong 9 tháng đầu năm 2015, tăng 37% so với 269.370 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014, trong đó có gần 100.000 tấn gạo sang Trung Quốc

9. Nước khác

Gạo Pakistan 5% tấm hiện giá 320 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tuần trước và tháng 10/2015, và giảm 80 USD/tấn so với năm 2014. Trong tháng 10/2015, giá xuất khẩu gạo basmati của Pakistan đã giảm 23% xuống còn 661 USD/tấn so với 855 USD/tấn vào tháng 9/2015, và giảm 54% so với giá năm 2014 là 1,435 USD/tấn.

Gạo Mỹ 4% tấm hiện giá 500 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 35 USD/tấn so với tháng 10/2015 và tăng 45 USD/tấn so với năm 2014.

Đài Loan đã hoàn thành đấu thầu 53.750 tấn hay 83% hạn ngạch năm 2015 là 64.634 tấn đối với Mỹ. Ngày 29 tháng 10, Đài Loan hoàn thành hồ sơ dự thầu cho 9.000 tấn gạo lức hạt dài giá 683 USD/tấn và 4.000 tấn gạo hạt tròn giá 690.54 USD/tấn nhập từ Mỹ.

Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: usd/tấn so

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập728
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại742,698
  • Tổng lượt truy cập93,120,362
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây