Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 1 tháng 10/2015

Thứ hai - 05/10/2015 22:32
Giá gạo thế giới bắt đầu tăng do tác động của El Nino làm sản lượng thấp, nhu cầu tăng cao. Riêng gạo thơm Thái Lan Hom Mali giảm USD/tấn còn 800-810 USD/tấn; gạo nếp giảm 10 USD/tấn còn 665-675 USD/tấn. Giá gạo các nước châu Á khác không thay đổi. Giá gạo vào ngày 3/10/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 3/10/2015 so với ngày 25/9/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

25/9/2015

3/10/2015

25/9/2015

3/10/2015

25/9/2015

3/10/2015

25/9/2015

3/10/2015

3/10/2015

Gạo 5%

350-360

365-375

330-340

335-345

355-355

355-355

310-320

310-320

415-425

Gạo 25%

330-340

330-340

320-330

320-330

315-325

315-325

290-300

285-295

400-410

Gạo đồ

340-350

355-365

 

 

340-350

340-350

415-425

415-425

 

Gạo thơm

805-815

800-810

450-460

470-480

 

 

 

 

830-840

Tấm

305-315

305-315

305-315

305-315

300-310

300-310

275-285

275-285

355-365

1. Thái Lan

Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 360 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn so với tuần trước, tăng 5 USD/tấn so với tháng trước và giảm 65 USD/tấn so với năm 2014. Các quan chức của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã khuyến cáo nông dân trồng lúa lưu vực sông Chao Phraya và Mae Klong không nên trồng cho lúa vụ Đông xuân khi mực nước dự  trữ ở các đập lớn giảm báo động  Diện tích của lưu vực này chiếm 80.000 ha trong tổng số 1,71 triệu ha diện tích lúa trong khu vực

Thái Lan đã xuất khẩu được khoảng 700.000 - 800.000 tấn gạo vào tháng 9/2015, gần như không thay đổi so với tháng 8/2015, và tăng so với 960.042 tấn xuất khẩu trong tháng 9/2014. Như vậy Thái Lan đã xuất được\ 6,9 triệu tấn gạo trong thời gian 1/1- 22 /9/2015, giảm 5% so với 7,26 triệu  tấn. xuất khẩu cùng kỳ năm 2014

Chính phủ Thái Lan trong tuần này đã bán được 445.472 tấn gạo dự trữ với giá 281,68 USD/tấn thu được 125,48 triệu USD)

2. Việt Nam  

Gạo Việt Nam 5% tấm hiện giá 340 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với một tuần trước,  tăng 10 USD/tấn so với tháng 9/2015 và giảm 105 USD/tấn so với năm 2014.

Sản lượng lúa năm 2015 của Việt Nam được ước tính đạt 45 triệu tấn, tăng 0,3% so với năm 2014. Có 91,2% tổng diện tích vụ hè thu đã thu hoạch, năng suất bình quân đạt 5,4 tấn/ha so với 5,32 tấn tấn/ha năm 2014 do điều kiện thời tiết thuận lợi.

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống trên 612.000 ha lúa thu đông năm nay, tăng 4% so với năm 2014. Hiện đã thu hoạch 20% ​​ và năng suất ước đạt 5,43 tấn/ha. Sản lượng lúa trên miền Bắc Việt Nam có thể sẽ giảm 1% do sự sụt giảm 1,3% về diện tích gieo trồng. Có 53% (hay 4,1 triệu ha) của 7,7 triệu ha ruộng lúa của Việt Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long.

3. Ấn Độ

Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá 360 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 10 USD/tấn so với tháng 9/2015, và giảm 65 USD/tấn so với năm 2014. Cơ quan chính phủ đã bắt đầu thu mua lúa cho cho vụ mùa 2015-16 ở bang Punjab của Ấn Độ và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã thông báo phát hành.189.72 tỷ rupee (2,89 tỷ USD) cho mục đích này.Những nông dân sử dụng giống basmati 1509 cải tiến nên lo ngại giá bán giảm và không ai mua. Các bang Punjab đã tái áp đặt mức thuế 7% trên thu mua gạo basmati để tránh làm giá của các thương nhân và các nhà xuất khẩu.

Các chủ nhà máy xay xát gạo ở bang Haryana Ấn Độ chưa tiến hành thu mua lúa của nông dân mặc dù chính phủ công bố thu mua ba ngày trước. Chủ tịch Hiệp hội các nhà máy xay xát cho rằng có nhiều vấn đề xung đột với chính phủ. Với mức thuế 7,25%, bao gồm phí thị trường, phí phát triển nông thôn, quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng  đang giảm lợi nhuận của họ. Việc xung đột này ảnh hưởng đến nông dân.

Giá gạo bán sỉ tại Ấn Độ đứng ở mức 408 USD/tấn (9.167 đồng/kg) vào tháng 9/2015, tăng 1% so với 404 USD/tấn (9.077 đồng/kg) vào tháng 8/2015, và giảm 2,6% so với 419 USD/tấn (9.413 đồng/kg) vào tháng 9/2014. Giá này có thể sẽ tăng hơn nữa nếu sản xuất của Ấn Độ bị ảnh hưởng El Nino đang gây tình trạng hạn hán ở châu Á.

4. Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch hạn ngạch nhập khẩu gạo năm 2016  là 5,32 triệu tấn. Hạn ngạch nhập khẩu lúa mì, ngô và bông vải lần lượt là 9,636 triệu tấn, 7,2 triệu tấn và 894.000 tấn.

5 . Campuchia

Gạo  Campuchia 5% tấm hiện giá 420 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 15 USD/tấn so với tháng 9/2015, và giảm 50 USD/tấn so với năm 2014. Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO  ước tính tổng lượng gạo xuất khẩu của Campuchia (bao gồm cả xuất khẩu chính thức và không chính thức đến Thái Lan và Việt Nam) sẽ đạt 1,2 triệu tấn trong năm 2015, tăng 6% so với năm 2014.

Xuất khẩu gạo của Campuchia trong tháng 9/2015 còn 26.969 tấn gạo, giảm 10% so với 29.819 tấn trong tháng 8/2015; và 24% so với 35.511 tấn xuất khẩu trong tháng 9/2014. Sự sụt giảm trong xuất khẩu chủ yếu là do giá gạo của Campuchia cao so với giá gạo của Thái Lan và Myanmar,

Trong chín tháng đầu năm 2015, Campuchia đã xuất khẩu được 369.105 tấn gạo, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường hàng đầu là Trung Quốc, Pháp, và Ba Lan. Campuchia có kế hoạch mở rộng xuất khẩu gạo jasmine sang Mỹ như một phần của nỗ lực nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng thị trường gạo thơm Mỹ bị chi phối bởi gạo Jasmine Thái nên việc mở rộng thị trường sang Mỹ sẽ khó khăn. Giá gạo jasmine của Campuchia cao so với các loại gạo Jasmine Thái do qua nhiều khâu trung gian trong chuỗi giá trị lúa gạo. Trong thời gian tới cần phải cạnh tranh về thương hiệu, giá cả và chất lượng để duy trì thị trường tại Mỹ. Gạo jasmine Campuchia được danh hiệu "gạo ngon nhất thế giới" ("World's Best Rice") trong ba năm liên tiếp 2013, 2014 và 2015.

Sản lượng lúa năm nay thấp do hạn hán đã làm tăng giá gạo trong nước và quốc tế. Xuất khẩu gạo Jasmine của Campuchia tăng lên 880 USD/tấn so với 750 USD/tấn vào đầu năm 2015. Trong khi đó giá xuất khẩu gạo Jasmine Thái giảm còn 810 USD/tấn so với trên 900 USD/tấn trong cùng thời kỳ năm 2014. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu đang mong đợi giá xuất khẩu sẽ tăng trong 3 tháng cuối năm 2015 nếu hạn hán tiếp tục tăng và năng suất giảm.

6. Indonesia

Tổng thống Indonesia quyết định không nhập khẩu gạo trong năm nay với lý do gạo dự trữ đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuyên bố này của Tổng thống ngược với Phó Tổng thống của nước này trong tuần rồi là Indonesia dự kiến nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam để bổ sung lượng gạo dự trữ trong nước.

Trong chuyến thăm các ruộng lúa ở Karawang Tổng thống cho biết kho dự trữ gạo của Indonesia hiện có 1,7 triệu tấn và sẽ được bổ sung 200.000 - 300.000 tấn trong thời gian thu hoạch từ tháng 10-11. Như vậy lượng gạo dự trữ là khá an toàn dù El Nino có thể sẽ tiếp tục cho đến cuối năm nay.

Chính phủ Indonesia đã bắt đầu điều hành thị trường gạo ở thủ đô Jakarta để kiềm chế tăng giá gạo. Giá gạo trong nước đã được tăng lên trong tháng qua do mối quan tâm của dư luận về sản xuất lúa và dự trữ thấp. Chính phủ đang có kế hoạch để phân phối 300.000 tấn gạo nhằm giảm giá gạo 20 -34 USD/tấn. Giá loại gạo trung bình đạt mức 699 USD/tấn (15.705 đồng/kg) vào đầu tuần này so với 677 USD/tấn (15.210 đồng/kg) trong tuần qua.

Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO cho biết giá gạo trong tháng 9/2015 lên 750 USD/tấn (16.850 đồng/kg), tăng 1,3% so với 740 USD/tấn (16.626 đồng/kg) trong tháng 8/2015, và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014 là 720 USD/tấn (16.177 đồng/kg).

7. Pakistan

Pakistan gạo 5% tấm hiện giá 315 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 10 USD/tấn so với tháng 9/2015 và giảm 95 USD/tấn so với năm 2014.

8. Nhật Bản

Nhật Bản có thể nhập khẩu trên 100.000 tấn gạo của Mỹ theo một thỏa thuận thương mại giữa 2 nước theo lộ trình đối tác xuyên Thái Bình Dương TTP. Nhật Bản có kế hoạch cho phép 50.000 tấn gạo nhập khẩu miễn thuế từ Mỹ và dần dần tăng lên đến 70.000 tấn. Theo thỏa thuận TPP, Nhật Bản dự kiến cho phép 50.000 tấn gạo nhập khẩu miễn thuế từ Mỹ và dần dần tăng lên đến 70.000 tấn. Nhật Bản có thể phân bổ thêm 45.000 - 50.000 tấn gạo nhập từ Mỹ trong số 682.000 tấn (qui ra gạo) theo qui định của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO. Tuy nhiên, tất cả lượng gạo nhập khẩu từ Mỹ được Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) chuyển qua làm thức ăn chăn nuôi thay vì bán trực tiếp cho người tiêu dùng

Nông dân trồng lúa Nhật Bản đang phản đối việc gia tăng khả năng nhập khẩu gạo từ Hoa Kỳ theo đối tác xuyên Thái Bình Dương. 250 nông dân từ khắp đất nước đã tiến hành một cuộc biểu tình ở Tokyo kêu gọi chính phủ bảo vệ các mặt hàng nông sản với đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Họ đang kêu gọi chính phủ không tăng nhập khẩu gạo do nông dân đang phải đấu tranh với giá gạo giảm xuống.

9. Nepal

Sản lượng lúa năm 2015 lúa của Nepal được dự kiến ​​sẽ giảm 20% ​​do thiếu phân bón trong thời gian bón đón đồng. Nông dân trồng lúa Nepal đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán và mưa thất thường trong giai đoạn giữa tháng 6-8. Sau đó họ thiếu phân bón do đường cao tốc bị phong bị phong tỏa và tình trạng bất ổn kéo dài ở khu vực Tarai. Năm nay, chỉ có 53.416 tấn phân bón đã được nhập từ tháng 6 đến cuối tháng 9 so với 61.000 tấn trong năm 2014 do trục trặc thương mại với Ấn Độ, nhưng lượng phân bón này cũng không đến được nông dân.

Trong khi đó, nhập khẩu gạo cũng được dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể. Kim ngạch nhập khẩu gạo vượt qua 374 triệu USD trong năm nay. Nhập khẩu gạo của Nepal tăng lên 231 triệu USD trong năm tài chính 2014-15 (tháng 8/2014- 7/2015), tăng 43% so với 161 triệu USD năm tài chính 2013-14. Sản lượng lúa niên vụ 2014-15 đã giảm 258.435 tấn hay 5,1%  còn 4,78 triệu tấn do gió mùa cuối năm

10. Philippines

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo chính phủ Philippines có thể nhập khẩu 2 triệu tấn gạo niên vụ 2015-16 (tháng 5/2015 – 4/2016), tăng so với 1,8 triệu tấn niên vụ 2014-15. Chính phủ Philippines quyết định nhập khẩu thêm 750.000 tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam dưới hình thức chính phủ với chính phủ (G2G) Trong đó 250.000 tấn được giao trong quý IV năm 2015 và số còn lại dự kiến sẽ đến trong quý I năm 2015. Sản lượng lúa Philippines giảm xuống còn 18,73 triệu tấn (11,8 triệu tấn gạo) niên vụ 2015-16, giảm so với 18,913 triệu tấn (11,915 triệu tấn gạo) niên vụ 2014-15 do tác động hạn hán của El Nino.

Chính phủ Philippines đang chuẩn bị để nhập khẩu gạo nhiều hơn nếu cần thiết, hiện tại đã nhập hơn 2,3 triệu tấn đủ cho đến quý II năm 2016. Chính phủ đang xây dựng kế hoạch chống lại các tác động của El Nino dự kiến sẽ kéo dài đến giữa năm 2016 và được cho rằng giống năm 1997-98 làm sản lượng nông nghiệp giảm 23% và giá tăng đáng kể. Chính phủ cũng đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng thiếu điện để hỗ trợ nông dân trong thời gian hạn hán. Những nông dân bị thiệt hại do hạn hán chuyển qua xây dựng hệ thống giao thông nông thôn

11. Malaysia

Chính phủ Malaysia đang xây dựng mục tiêu 100% tự túc sản xuất lúa gạo. Chính sách nông nghiệp quốc gia đang tập trung vào việc tăng năng suất lúa để tránh các cuộc khủng hoảng lương thực trong nước. Nước này sản xuất 1,7 triệu tấn gạo trong năm 2014, chiếm gần 71,9% tiêu thụ gạo trong nước. Chính phủ đã và đang cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính giúp nông dân đẩy mạnh sản xuất lúa gạo. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Malaysia đạt sản lượng 1,8 triệu tấn gạo và nhập khẩu 950.000 tấn gạo năm 2015).

Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: giá gạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập394
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm387
  • Hôm nay31,052
  • Tháng hiện tại157,614
  • Tổng lượt truy cập85,064,650
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây