Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 2 tháng 3/2016

Chủ nhật - 13/03/2016 23:25
Giá xuất khẩu gạo trắng thế giới đến cuối tuần ở mức 385 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn so với tuần trước, tăng 1 USD/tấn so với tháng 2/2016 và giảm 35 USD/tấn so với năm 2015. Giá gạo vào ngày 12/3/2016 so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 12/3/2016 so với ngày 5/3/2016 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

5/3/2016

12/3/2016

5/3/2016

12/3/2016

5/3/2016

12/3/2016

5/3/2016

12/3/2016

12/3/2016

Gạo 5%

365-375

370-380

360-370

365-375

365-375

365-375

335-345

335-345

410-420

Gạo 25%

350-360

350-360

350-360

355-365

330-340

335-345

305-315

305-315

395-405

Gạo đồ

365-375

365-375

 

 

355-365

355-365

 

 

 

Gạo thơm

660-670

660-670

430-440

450-460

 

 

 

 

755-765

Tấm

325-335

330-340

330-340

340-350

265-275

265-275

285-295

285-295

335-345

1. Thái Lan

Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 365 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 10 USD/tấn so với tháng 2/2016 và giảm 35 USD/tấn so với năm 2015. Bộ Tài chính thông báo chương trình mua lúa giá cao của chính phủ trước gây tổn thất cao hơn so với ước tính trước đó là 680 tỷ baht (19 tỷ USD). Hạn hán đang diễn ra gây thiệt hại 80.000 ha lúa ở miền Trung Thái Lan. Nông dân đang được khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó với tình trạng thiếu nước..

2. Việt Nam  

Gạo Việt Nam 5% tấm hiện giá 370 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước, tăng 15 USD/tấn so với tháng 2/2016 và không thay đổi so với năm 2015.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 856.219 tấn gạo, tăng 103% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu gạo là 406 USD/tấn (FOB), thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái 10%. Trong tháng 2/2016, Việt Nam xuất khẩu 439.449 tấn gạo, tăng 119% so với 200.814 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 2/2015, và tăng 5% so với416.770 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 1/2016. Giá xuất khẩu trung bình trong tháng 2 đạt 405 USD/tấn, giảm 11% USD/tấn so với năm 2015 và giảm 0,6% USD/tấn so với tháng 2/2016.

Nhưng theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam đã xuất khẩu được 508.153 tấn gạo trong tháng 1/2016, tăng nhẹ so với 505.851 tấn xuất khẩu trong tháng 12/2015, và tăng 58% so với 320.750 tấn xuất khẩu trong tháng 1/2015. Trong đó xuất sang Châu Á được 322.076 tấn (63%), Châu Phi 88.802 tấn (17% ), châu Mỹ 84.732 tấn (17%), Châu Úc 9.464 tấn (0,2%), châu Âu và các nước CIS 3.079 tấn (0,6%). Gạo 5% tấm chiếm 149.747 tấn (29%), Jasmine 117.208 tấn (23%), gạo 15% tấm 129.414 tấn (25%). nếp 46.386 tấn (9%), IR 50404 được 52.294 tấn (10%).

Giá lúa và gạo ở trong nước đang tăng do tăng xuất khẩu sang Indonesia và Philippines và đơn đặt hàng cao hơn từ Trung Quốc. Giá lúa trong nước đã bắt đầu tăng do lo tác động hạn hán và mặn. Giá của giống lúa IR50404, OM4900 tăng 300-500 đồng/kg (14- 23 USD/tấn) lên lần lượt là 4.600-4.650 đồng/kg (209 - 212 USD/tấn) và 4,900-5,200 đồng/kg (223 - 237 USD/tấn). Mặt khác, giá gạo bán sỉ của giống IR50404 và OM4900 tăng 200-300 đồng/kg (9-14 USD/tấn) 6.700-6.800 đồng/kg (305-309 USD/tấn) và 7.600- đồng 8.000 kg (346 - 364 USD/tấn)

Trong khi đó, hạn hán và xâm nhập mặn ở Việt Nam đã gây thiệt hại hơn 200.000 tấn gạo, trị giá một nghìn tỉ đồng (44,64 triệu USD). Một chuyên gia của Đại học Cần Thơ nói với các phóng viên rằng hạn hán và phát triển nông nghiệp ở thượng nguồn tại Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đang đẩy lên mức mặn ở sông. Độ mặn trong Vàm Cỏ, sông Tiền và sông Hậu và các sông khác ở đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với mức thông thường. Vào tháng 2/2016, Phó Thủ tướng Chính phủ công bố 2,3 tỷ đồng (103,132) hỗ trợ cho nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà xuất khẩu đang lo lắng sản lượng thấp do hạn hán và mặn có thể tác động đến xuất khẩu. Thiếu nước đã làm giảm chất lượng của gạo Việt Nam và giảm khả năng cạnh tranh đối với gạo từ các nước khác trong khu vực.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có thể không mua gạo tạm trữ vào năm nay do giá lúa trong nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư trồng lúa ở Campuchia để xuất khẩu sang EU do Campuchia được hưởng thuế ưu đãi không phần trăm khi xuất khẩu gạo sang EU. Việt Nam có truyền thống xuất khẩu sang Philippines, Indonesia và Malaysia trong khối ASEAN, và các thị trường như châu Phi và Nam Mỹ, nhưng các doanh nghiệp Việt khó thâm nhập vào EU và Hoa Kỳ, là thị trường đòi hỏi chất lượng cao hơn. Các doanh nghiệp có thể xây dựng các nhà máy xay xát và chế biến gạo hoặc tổ chức sản xuất tại Campuchia để xuất khẩu. Campuchia cần vốn khoảng 300 triệu USD để cải thiện cơ sở hạ tầng, điều này có thể giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam để xây dựng một thương hiệu gạo chất lượng cao.

Chính phủ Việt Nam mới đây gửi công hàm tới Trung Quốc, yêu cầu nước này tăng xả nước ở các hồ chứa thủy điện với dung lượng khoảng 43 tỷ m3 để giúp Việt Nam. Ủy ban sông Mekong Việt Nam cũng sẽ làm việc với bốn nước Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Myanmar trong Phiên họp lần thứ 43 Ủy ban Liên hợp Ủy hội Sông Mekong quốc tế từ 15/3-17/3 để yêu cầu các nước này giúp có giải pháp điều tiết nước cho đồng bằng sông Cửu Long.

 3. Ấn Độ

Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá 370 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 5 USD/tấn so với tháng 2/2016, và giảm 25 USD/tấn so với năm 2015. Một công ty công nghệ sinh học nông nghiệp tư nhân ở Ấn Độ lai tạo được giống lúa năng suất cao và chịu mặn qua hợp tác với công ty khoa học sinh học tại Hoa Kỳ. Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch thương thuyết để đạt thỏa thuận trao đổi dầu lấy lương thực với Hội đồng Hợp tác các nước vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council  GCC), nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu gạo basmati và lúa mì cho các nước GCC. GCC là một liên minh chính trị và kinh tế liên chính phủ khu vực gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, và Tiểu vương quốc Ả Rập.

4. Pakistan

Gạo Pakistan 5% tấm hiện giá 340 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 5 USD/tấn so với tháng 2/2016 và giảm 10 USD/tấn so với năm 2015. Chủ tịch Liên hiệp các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã kêu gọi chính phủ Pakistan hiện đại hóa nền nông nghiệp sản xuất lúa, xay xát, chế biến và tiếp thị để giúp ngành lúa gạo của nước này thích ứng những biến động trên thế giới.

5. Campuchia

Gạo Campuchia 5% tấm hiện giá 415 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 15 USD/tấn so với tháng trước và năm 2015.

Các thành viên của Liên đoàn lúa gạo Campuchia đã đề nghị chính phủ can thiệp để giúp nông dân và các nhà máy xay xát gạo đối phó với các thách thức đối với ngành lúa gạo trong nước. Chủ tịch Liên đoàn thậm chí kêu gọi chính phủ để cung cấp một khoản vay khẩn cấp 20 -30 triệu đến Liên đoàn hỗ trợ các máy xay xát và xuất khẩu giúp họ khỏi bị phá sản.

6. Philippines   

Các chuyên gia đã khuyến cáo chính phủ Philippines xem xét việc áp đặt mức thuế 35% đối với gạo nhập khẩu sau khi đạt chỉ tiêu của  WTO đối với gạo nhập khẩu hết hạn vào tháng năm 2017.

Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) được ước tính hạn hán do El Nino gây thiệt hại 131.649 tấn gạo, trị giá 114,2 triệu USD tính đến tháng 2/2015, thấp hơn so với 540.469 tấn gạo trị giá 373 triệu USD thiệt hại năm 2009. Cơ quan Thống kê Philippine (PSA) ước tính sản lượng lúa 6 tháng đầu năm 2016 đạt 8,2 triệu tấn, giảm 1,5% so với 8,32 triệu tấn năm 2015. Sản lượng lúa Philippines năm 2015 đã giảm 4,31% còn 18,15 triệu tấn, giảm so với 18,97 triệu tấn năm 2014 do hiện tượng El Nino.

7. Hàn Quốc

Nội các Hàn Quốc đã thông qua quyết định của chính phủ chi 140 tỷ won (113,6 triệu USD để thu mua thêm 157.000 tấn gạo từ nông dân để ổn định giá.

Chính phủ đã mua 200.000 tấn gạo vào tháng 10 2015 để giữ giá gạo. Tuy nhiên, quyết định mua gạo 1 lần nửa nhằm ngăn chặn giá gạo liên tục giảm sau một vụ mùa bội thu năm 2015. Sản lượng Hàn Quốc đạt 4,32 triệu tấn, tăng 360.000 tấn so với mục tiêu của chính phủ và tăng 2% so với 4,24 triệu tấn năm 2014. Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch bán lại gạo dự trữ ra thị trường sau khi xem xét điều kiện nguồn cung và nhu cầu, cũng như biến động giá gạo trong nước.

Chính phủ hiện đang phải đối mặt với vấn đề tăng nguồn cung cấp (từ sản xuất và nhập khẩu) và tiêu thụ giảm. Theo thống kê Hàn Quốc, tiêu thụ gạo bình quân đầu người ở nước này giảm xuống còn 62,9 kg năm 2015, giảm 3,4% so với 65,1 kg vào năm 2014. Các số liệu của Bộ Nông nghiệp cho thấy các kho dự trữ gạo nhà nước đạt 1,9 triệu tấn vào cuối năm 2015, và chính phủ đã chi 81,2 tỷ Won (66 triệu USD) cho việc bảo quản các kho dự trữ gạo thặng dư.

8. Lào

Chính phủ Lào đang xây dựng mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo năm 2016. Để đạt được mục tiêu trên, phải sản xuất được 4,2 triệu tấn lúa, bao gồm 40.000 tấn gạo dự trữ và 60.000 tấn hạt giống. 2,1 triệu tấn cho tiêu thụ nội địa trong năm. Chính phủ khuyến khích người nông dân tăng diện tích trồng lúa nước lên 1 triệu ha, giảm diện tích lúa rẩy còn 100.000 ha.

Theo Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Lào đã bán 300.000-400.000 tấn lúa sang các nước láng giềng thông qua biên giới đất liền mỗi năm. Chính phủ Lào quan tâm tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới sau khi đã chính thức nhận được đơn hàng xuất khẩu 8.000 tấn gạo sang Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Lào đạt sản lượng 2,778 triệu tấn lúa (1,75 triệu tấn gạo) trên diện tích 925.000 ha năm 2016

9. Nước khác

Gạo Myanmar 5% tấm hiện giá 425 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 5 USD/tấn tháng 2/2016 và năm 2015.

Gạo Mỹ 4% tấm hiện giá 445 USD/tấn, giảm 15 USD/tấn so với tuần trước, giảm 20 USD/tấn so với tháng 2/2016 và giảm 40 USD/tấn so với năm 2015. Trong tháng 3/2016 Bộ Nông nghiệp Mỹ  hạ dự báo sản lượng xuất khẩu gạo năm 2016 đạt 4,54 triệu tấn so với 4,76 triệu tấn vào năm 2015

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch để ổn định lương thực, bao gồm gạo, sản xuất và giá vào năm 2020 để bớt dựa vào nhập khẩu nước ngoài. Khuyến khích các công ty sản xuất giống phát triển các loại cây trồng biến đổi gen (GM) để phát triển sản xuất. Các nhà phân tích chỉ trích chính sách thu mua lúa của chính phủ với giá cao nên đang đối mặt với vấn đề kho dự  trữ gạo quá lớn không tiêu thụ được. Trung Quốc nhập khẩu gạo 287.200 tấn trong tháng 1/2016 so với 122.400 tấn, nhập khẩu trong cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc đã nhập khẩu 3,35 triệu tấn gạo trong năm 2015, tăng 31% so với 2,56 triệu tấn  năm 2014. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo Trung Quốc đạt 145,77 triệu tấn, nhập khẩu 4,7 triệu tấn và xuất khẩu 450.000 tấn gạo trong năm 2016

Nhập khẩu gạo của Liên minh châu Âu từ các nước kém phát triển nhất của châu Á như Campuchia và Myanmar theo Hiệp định Arms đã đạt 185.180 tấn trong sáu tháng đầu niên vụ 2015-16 (tháng 9/2015-2/2016), tăng 42% từ trong cùng kỳ năm ngoái. EU nhập khẩu 633.476 tấn gạo trong thời gian 01/9/2015 - 1/3/2016, tăng 21% so với 583.986 tấn, nhập khẩu trong cùng kỳ năm ngoái. EU xuất khẩu 114.853 tấn gạo trong thời gian 01/9/2015 - 1/3/2016, giảm 19% so với 141.087 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm ngoái. Các dữ liệu của EC cho thấy nhập khẩu từ Campuchia chiếm 83% tổng lượng nhập khẩu từ nước kém phát triển châu Á, tăng 51% lên 154.020 tấn so với 102.184 tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Myanmar chiếm 15%  và tăng 12% lên 28.348 tấn so với 25.350 tấn trong cùng kỳ năm ngoái.

Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: usd/tấn so

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại791,400
  • Tổng lượt truy cập93,169,064
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây