Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 2 tháng 7/2015

Thứ hai - 13/07/2015 05:31
Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 380-390 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại Việt Nam 35 USD/tấn hiện giá 345 -355 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá 380-390 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan 5 USD/tấn hiện giá 375-385 USD/tấn. Gạo Thái Lan 25% tấm hiện giá 355-365 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại Việt Nam 30 USD USD/tấn hiện giá 325-335 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 25% tấm hiện giá 350-360, cao hơn gạo của Pakistan 15 USD/tấn hiện giá 335 -345 USD/tấn. Giá gạo vào ngày 4/7/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

ảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 11/7/2015 so với ngày 4/7/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

4/7/2015

11/7/2015

4/7/2015

11/7/2015

4/7/2015

11/7/2015

4/7/2015

11/7/2015

11/7/2015

Gạo 5%

380-390

390-400

345-355

345-355

380-390

380-390

375-385

375-385

425-435

Gạo 25%

350-360

355-365

325-335

325-335

350-360

350-360

335-345

335-345

410-420

Gạo đồ

380-390

390-400

 

 

365-375

375-385

-

415-425

 

Gạo thơm

830-840

865-875

475-485

490-500

 

 

 

 

835-845

Tấm

315-325

315-325

310-320

310-320

275-285

295-305

290-300

285-295

350-360

1.Thái Lan

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo cuối năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan chỉ còn 10 triệu tấn so với ước tính 11 triệu tấn do sự cạnh tranh của Việt Nam đặc biệt đối với gạo 5% tấm. Hiện nay, chênh lệch giá giữa giá gạo Thái Lan và Việt (gạo trắng 5% tấm, FOB) là 30  USD/tấn, so với 20 USD USD/tấn trong tháng 5

Chính phủ Thái Lan đã bán được 1,148 triệu tấn gạo dự trữ trong đợt bán đấu giá  07/7/2015 thu được\ 11.08 tỷ baht (327  triệu USD). Ủy ban Chính sách Lúa gạo quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu đã tuyên bố còn 15,46 triệu tấn gạo trong kho dự trữ tính đến cuối tháng 6. Lượng gạo này tiếp tục bán đấu giá để giảm chi phí lưu kho lên đến 1,35 triệu USD/ngày. Số gạo này được chia thành ba nhóm:

- Nhóm 1 có  9,7 triệu tấn gạo, được xếp vào loại A và B  để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Nhóm 2 có 4,6 triệu tấn gạo loại C không khả năng tiêu thụ. Nó sẽ được bán đấu giá để sản xuất cồn ethanol.

- Nhóm 3 có 1,29 triệu tấn gạo thối và không thích hợp cho sản xuất cồn ethanol nên sẽ được bán đấu giá cho nhà máy điện sinh học sử dụng làm nhiên liệu chạy điện.

Thái Lan đang trải qua tình trạng hạn hán ở 12 trong số 76 tỉnh. Do đó Chính phủ đã hạ dự báo sản lượng lúa vụ chính năm 2015 giảm 2,44 triệu tấn giảm 9% xuống còn 24,135 triệu tấn so với so với dự báo ban đầu 26,576 triệu tấn.

Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (BAAC) ở Thái Lan có kế hoạch phát hành 60 tỷ baht (1,6 tỷ USD) cho nông dân vay để khuyến khích họ chuyển sang các cây trồng khác. Trong đó chia ra một nửa cho vay ngắn hạn với lãi suất 4% mỗi năm. Nửa còn lại cho vay trung hạn ba năm với lãi suất 7% mỗi năm.

Thái Lan dự báo hiện tượng thời tiết hạn hán do El Nino làm giảm sản lượng lúa ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Philippines. Các nhà xuất khẩu cho rằng nhu cầu mua gạo sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm nay do diễn biến bất thường của thời tiết. Thái Lan đã xuất khẩu được\ 4,3 triệu tấn gạo đến ngày 23/6/2015, trong khi Ấn Độ và Việt Nam xuất được lần lượt là 4,1 và 2,35 triệu tấn trong cùng thời kỳ trên. Giá xuất khẩu của gạo Thái 5% tấm đã tăng 4% lên 380 USD/tấn so với 365 USD/tấn của hai tuần trước do nhu cầu trên thị trường thế giới tăng.

2. Việt Nam  

Việt Nam xuất khẩu 2,713 triệu tấn gạo trong 6 tháng đầu năm 2015, giảm 10% so với 3.015 triệu tấn gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2014. Giá gạo xuất khẩu trung bình ở mức 417 USD/tấn (FOB), giảm 3% USD/tấn so với 431 USD/tấn cùng kỳ năm 2014.

Vào tháng 6/2015, Việt Nam xuất khẩu được 632.010 tấn gạo, tăng 20% so với 525.742 tấn gạo xuất khẩu tháng 5/2015, và giảm 6% so với 671.174 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 6/2014. Giá xuất khẩu tháng 6/2015 ở mức 406  USD/tấn, giảm 4% so với một năm trước, và giảm 5% USD/tấn so với tháng trước.

Xuất khẩu gạo Việt Nam, tương đối chậm trong 6 tháng đầu năm 2015, dự kiến ​​sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm do tăng nhu cầu gạo của Trung Quốc, Malaysia và Indonesia. Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đã ký được hợp đồng 4,1 triệu tấn trong năm 2015 và còn phải tiếp tục giao 1,389 triệu tấn cho những tháng còn lại. VFA đang phấn đấu tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông và châu Phi và bày tỏ tin tưởng rằng Việt Nam sẽ đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu  7-7,5 triệu tấn

Chính phủ Việt Nam đã quyết định không cắt giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với gạo tiêu thụ ở thị trường trong nước. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề nghị chính phủ giảm thuế GTGT của gạo tiêu thụ ở thị trường trong nước còn 0,5% để phát triển một thương hiệu lúa gạo ở thị trường trong nước. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết không có thuế suất 0,5% trong Luật thuế GTGT hiện hành.

3. Pakistan

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Pakistan xuất khẩu gạo niên vụ 2014-15 (tháng 11/2014 – 10/2015) đạt 4 triệu tấn, tăng 25% so với niên vụ trước và tăng 5% so với ước tính chính thức của USDA là 3,8 triệu tấn, dựa trên tốc độ xuất khẩu trong sáu tháng đầu tiên của năm tiếp thị. Tốc độ xuất khẩu bình quân 250.000 tấn mỗi tháng. Xuất khẩu gạo của Pakistan đã đạt 2,5 triệu tấn trong sáu tháng đầu niên vụ 2014-15.

Pakistan đã xuất khẩu được 676.630 tấn gạo basmati niên vụ 2014-15 (tháng 7/2014-6/2015), được  681,50 triệu USD giảm 19% so với 735.467 tấn  và 841,360 triệu USD niên vụ trước do Iran ngưng nhập khẩu và giảm ở Mexico. Mặt khác, xuất khẩu gạo trắng thường tăng 16% lên 3,05 triệu tấn so với 2,63 triệu tấn năm ngoái. Về giá trị, xuất khẩu gạo trắng thường kiếm được  1170000000, tăng 11% từ  1054000000 năm ngoái

Vào tháng 6/2015, giá xuất khẩu gạo basmati của Pakistan đã giảm 3% còn 871 USD/tấn (18.900 đồng/kg) so với 895 USD/tấn (19.420 đồng/kg) tháng 5/2015, và 35% so với 1,350 USD/tấn năm 2014. Giá gạo basmati đứng ở mức  931 USD/tấn trong sáu tháng đầu năm 2015, giảm 31% so với  1,359 USD/tấn trong cùng thời kỳ năm ngoái..

4. Ấn Độ

Chính phủ Ấn Độ, dự kiến nhập khẩu 100.000 tấn gạo mỗi tháng từ Myanmar để cung cấp cho 2 bang Manipur và Mizoram giáp biên giới Myanmar do tuyến đường sắt nối liền 2 bang này với các bang khác chưa thông. Vận chuyển bằng đường bộ tốn kém hơn so với nhập khẩu. Hơn nữa cuộc hành trình phải đi qua địa hình đồi núi và các vùng đất dễ bị vúi lấp, Kho dự trữ gạo của Ấn Độ đến ngày 01/6/2015 đạt 22,485 triệu tấn (bao gồm 9,234 triệu tấn lúa), giảm 20% ​​từ 28.03 triệu tấn cùng kỳ năm 2014

Những tin đồn đoán về chất lượng gạo tồn trữ của Thái Lan nên nhiều nước chuyển sang Ấn Độ. Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ dự báo nhu cầu gạo trắng, gạo đồ và gạo 100% có thể tăng trong năm nay do giá cạnh tranh hơn. Giá các loại gạo trên của Ấn Độ lần lượt là 385, 375 và 300 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan là 385, 320 và 390 USD/tấn.

Ấn Độ xuất khẩu được 1,05 triệu tấn gạo trắng thường trong hai tháng đầu niên vụ 2015-16 (tháng 4/2015-3/2016), tăng 13% so với 929.552 tấn trong cùng thời kỳ niên vụ 2014-15. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong tháng 4-5/2015 đạt 1,83 triệu tấn so với 1,55 triệu tấn năm ngoái.

Ấn Độ, xuất khẩu 3,7 triệu tấn gạo basmati niên vụ 2014-15 (tháng 4/2014-5/2015), dự kiến ​​sẽ xuất khẩu 4 triệu tấn gạo basmati niên vụ 2015-16 do nhu cầu ổn định. Hai tháng đầu niên vụ 2015-16, đã xuất được 780.090 tấn gạo basmati, tăng 25% so với 622.135 tấn cùng kỳ niên vụ 2014-15

5. Philippines

Lũ lụt ở tỉnh La Uni-on Philippines đã ảnh hưởng đến gần 11 vùng ven biển và làm ngập nhiều hecta đất lúa. Trận lũ lụt được kỳ vọng sẽ giảm sản lượng lúa và tăng nhập khẩu gạo của nước này. Vào giữa tháng 6, Cục Thống kê Philippines (PSA) ước tính sản lượng quý II/2015 của Philippines giảm 4,3% xuống còn 3,898 triệu tấn so với 4,073 triệu tấn do giảm diện tích thu hoạch, hạn hán và thiếu nước tưới cũng như tỷ lệ sâu bệnh tăng ở nhiều vùng trồng lúa.

Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đã nhập khẩu 750.000 tấn gạo từ Thái Lan (200.000 tấn) và Việt Nam (550.000 tấn). Nó được ủy quyền nhập khẩu 250,000 tấn nếu El nino tăng cường. NFA có khả năng quyết định nhập khẩu bổ sung trong tháng này. NFA cho phép các thương nhân tư nhân nhập khẩu 805.200 tấn gạo theo thỏa thuận WTO (MAV) với mức thuế 35%.

 6. Campuchia

Campuchia đã xuất khẩu được 283.825 tấn gạo trong 6 tháng đầu năm 2015, tăng 60% so với 177.928 tấn xuất khẩu cùng kỳ năm 2014. Gạo trắng thường chiếm 47% lượng gạo xuất khẩu trong 6 tháng, gạo thơm chiếm 44,5% và gạo đồ chiếm 8%. Có 72 công ty đã tham gia xuất khẩu gạo sang 51 quốc gia trong năm nay.

Nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc và Liên minh châu Âu từ Campuchia tăng. Campuchia xuất khẩu 72.000 tấn gạo sang Trung Quốc trong năm nay, tăng 9 lần so với 7731 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc mua 175.959 tấn và 177.928 tấn gạo của Campuchia vào năm 2013 và 2014. Campuchia đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) xuất khẩu 100.000 tấn gạo sang Trung Quốc đến tháng 5/2015, Campuchia hy vọng một thỏa thuận mới để xuất khẩu 200.000 tấn gạo sang Trung Quốc từ nay đến cuối năm. Pháp, Ba Lan và Hà Lan vẫn là ba nhà nhập khẩu hàng đầu của gạo Campuchia vào năm 2015 với khối lượng lần lượt là 36.233 tấn, 32.268 tấn và 18.179 tấn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Campuchia xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo (bao gồm cả xuất khẩu chính thức và không chính thức đến Việt Nam và Thái Lan qua biên giới) vào năm 2015, tăng 10% so với ước tính 1 triệu tấn vào năm 2014

7. Bangladesh

Bangladesh đã nhập khẩu 1,49 triệu tấn gạo niên vụ 2014-15 (Tháng 7/2014-6/2015),tăng bốn lần so với 374.560 tấn niên vụ 2013-14, việc nhập khẩu này chủ yếu do tư nhân đảm trách vì chênh lệnh giá lớn giữa gạo Ấn Độ và gạo của Bangladesh. Việc nhập khẩu lượng gạo lớn làm các nhà máy xay xát hạn chế thu mua lúa của nông dân, giá lúa giảm còn 164-235 USD/tấn (3.558-5.099 đồng/kg)

Áp thuế 10% vào nhập khẩu gạo đã thất bại trong việc khuyến khích cho nông dân trồng lúa. Chính phủ đã có kế hoạch mua 1 triệu tấn lúa và 100.000 tấn gạo từ 01/5/2015 -31/8/2015 với giá lúa 283 USD/tấn (6.140 đồng/kg) và giá gạo 412 USD/tấn (8.940 đồng/kg). Các nhà máy xay chủ yếu bán lúa và gạo tồn kho cho chính phủ và không mua lúa của nông dân.

Bài viết cụ thể có hình ảnh: https://drive.google.com/file/d/0B9pvGTtlxM_0WGRwbzlwRmhvQUk/view?usp=sharing

Phước Tuyên
nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,376
  • Tổng lượt truy cập90,252,769
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây