Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 3 tháng 3/2016

Thứ hai - 21/03/2016 05:49
Giá xuất khẩu gạo trắng thế giới vào cuối tuần ở mức 389 USD/tấn, tăng 4 USD/tấn so với tuần trước, tăng 6 USD/tấn so với tháng 2/2016 và giảm 27 USD/tấn so với năm 2015. Giá gạo vào ngày 19/3/2016 so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 19/3/2016 so với ngày 12/3/2016 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

12/3/2016

19/3/2016

12/3/2016

19/3/2016

12/3/2016

19/3/2016

12/3/2016

19/3/2016

19/3/2016

Gạo 5%

370-380

380-390

365-375

375-385

365-375

365-375

335-345

335-345

420-430

Gạo 25%

350-360

355-365

355-365

355-365

335-345

335-345

305-315

305-315

400-410

Gạo đồ

365-375

375-385

 

 

355-365

350-360

 

 

 

Gạo thơm

660-670

670-680

450-460

460-470

 

 

 

 

755-765

Tấm

330-340

335-345

340-350

345-355

265-275

265-275

285-295

285-295

345-355

Trong tháng 3/2016, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo thế giới niên vụ 2015-16 đạt 471,09 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2015 do giảm diện tích canh tác và giảm năng suất vì ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi tại các vùng trồng lúa chính. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo 2015-16 diện tích lúa thế giới tại 157,7 triệu ha, giảm nhẹ so với năm 2015. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo năm 2016 thương mại gạo thế giới đạt 41,7 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2015 nhưng tăng 100.000 tấn so với dự báo tháng 2/2016.

1. Thái Lan

Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 375 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với tuần trước và tháng 2/2016, giảm 15 USD/tấn so với năm 2015.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong quý I năm 2016 dự báo giảm do các thị trường truyền thống có nhu cầu thấp, gia tăng cạnh tranh từ Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan. Giao dịch chính phủ với chính phủ (G2G) giảm và không có nhu cầu mới từ Philippines và Indonesia đã góp phần làm sụt giảm xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo Thái Lan trong tháng 2/ 2016 giảm còn 700.000 tấn so với 1,2 triệu tấn trong tháng 1/2016. Chính phủ có kế hoạch bán 641.000 tấn gạo dự trữ vào ngày 30 và 31/3/2016.

Một số viện nghiên cứu ở Thái Lan đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư nghiên cứu lúa để giúp tăng khả năng cạnh tranh gạo và sản phẩm Thái Lan trên thị trường thế giới, Các nghiên cứu tập trung phát triển các giống lúa cao cấp, nâng cao giá trị dinh dưỡng, và giúp nông dân nâng cao năng suất trong khi giảm chi phí

2. Việt Nam  

Gạo Việt Nam 5% tấm hiện giá 380 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với tuần trước, tăng 25 USD/tấn so với tháng 2/2016 và tăng 10 USD/tấn so với năm 2015.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ năm 2015 với 856.219 tấn xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2016, tăng 56%. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết có quá nhiều đơn đặt hàng chuyển từ năm 2015, bao gồm một số hợp đồng lớn của chính phủ với Indonesia và Philippines. Xuất khẩu gạo trắng gần như tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2015, xuất khẩu nếp cũng tăng do Trung Quốc có nhu cầu cao, xuất khẩu gạo thơm vẫn tiếp tục phát triển bền vững do nhu cầu tăng từ Trung Quốc và châu Phi. VFA dự kiến sẽ xuất khẩu 1,3 triệu tấn gạo trong quý I năm 2016 do số hợp đồng chưa thực hiện là 1,4 triệu tấn.

Lượng gạo dự trữ của các nhà xuất khẩu chỉ còn 81.140 tấn so với 1 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2015 và do đó họ phải thu mua thêm gạo từ nông dân, Giá bán sỉ gạo IR50404 và OM 4900 tăng 200-300 đồng/kg (9-14 USD/tấn) lên 6,700-6,800 đồng/kg (305-309 USD/tấn) và 7,600-8,000 đồng/kg (346-364 USD/tấn). Giá thu mua lúa IR50404 4900 và OM cũng tăng 300-500 đồng/kg (14-23 USD/tấn) lên 4,600-4,650 đồng/kg (209-212 USD/tấn) và 4,900-5,200 đồng/kg (223-237 USD/tấn). Do giá lúa tăng, VFA đã quyết định không mua gạo tạm trữ năm nay.

Một chuyên gia về lúa đang đề nghị chính phủ tập trung củng cố hệ thống sản xuất lúa và xuất khẩu để đối phó với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Thái Lan và Campuchia. Xuất khẩu gạo của Campuchia đến Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi lên 116.000 tấn vào năm 2015 so với 48.739 tấn trong năm 2014.

Việt Nam xuất khẩu 150.500 tấn gạo từ cảng Sài Gòn trong thời gian từ 23/2-9/3/2016. Trong đó bao gồm 48.400 tấn cho Philippines; 28.100 tấn sang Indonesia, 29.000 tấn cho Cuba; 22.000 tấn đến Tây Phi và 23.000 tấn cho các quốc gia khác.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các quốc gia láng giềng, đặc biệt là những nước thành vòng Ủy ban sông Mê Kông, để giúp Việt Nam trong cuộc chiến chống hạn hán và xâm nhập mặn. Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Ngoại giao và Ủy ban sông Mê Công Việt Nam gửi công hàm tới các nước thượng nguồn sông Mekong yêu cầu họ chia sẻ thông tin về tài nguyên nước và các hoạt động của các hồ thủy điện trên sông Mekong, tăng cung cấp nước cho hạ lưu sông Mê Kông, để các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có thể được hưởng lợi. Gần 140.000 ha diện tích lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đã bị thiệt hại bởi hạn hán và xâm nhập mặn đến ngày 07/3/2016. Trung Quốc đã đồng ý xả nước từ hồ Trạm thủy điện Jinghong đổ vào sông Mê Kông giúp Việt Nam đối phó với hạn hán và nhiễm mặn. Chính phủ Việt Nam sẽ cần 34 tỷ đồng (1,515 tỷ USD) nhằm đối phó với thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn,

3. Ấn Độ

Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá 370 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 5 USD/tấn so với tháng 2/2016,, giảm 25 USD/tấn so với năm 2015. Tính đến ngày 01/3/2016, tồn kho gạo trong kho gạo dự  trữ đạt 29,234 triệu tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2015.

320 nhà máy gạo ở các bang miền tây Ấn Độ Tây Bengal đã đóng cửa ngưng hoạt động do thua lỗ. Nhu cầu và giá gạo đồ giảm, xuất khẩu khó khăn, đặc biệt là ở thị trường Bangladesh là những lý do chính khiến họ ngưng hoạt động. Có 1.200 nhà máy gạo sản xuất gạo đồ ở Ấn Độ.

4. Pakistan

Gạo Pakistan 5% tấm hiện giá 340 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 5 USD/tấn so với tháng 2/2016, giảm 10 USD/tấn so với năm 2015.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Pakistan đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương của nước này để kéo dài thời gian hoàn vốn cho vay tái cấp vốn xuất khẩu lên 360 ngày so với 180 ngày hiện tại để giúp các nhà xuất khẩu đối phó với giá gạo thế giới giảm.

5. Campuchia

Gạo Campuchia 5% tấm hiện giá 425 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với tuần trước, giảm 5 USD/tấn từ tháng và một năm 2015 đây.

Các thành viên của Liên đoàn Lúa gạo Campuchia  (Rice Federation Campuchia - CRF) đang xem xét để phát triển một cơ chế trợ giá cho xuất khẩu gạo của cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ [Keat Chhon] sẽ xem xét một ngân sách đặc biệt 20 triệu đến 30 triệu USD hỗ trợ cho ngành lúa gạo đối mặt với nhập lậu gạo từ Việt Nam. Liên đoàn đã đề xuất một chiến lược dài hạn để hỗ trợ máy xay xát gạo và xuất khẩu, trong đó có kế hoạch để tạo ra một tổ hợp các máy xay xát và xuất khẩu để quản lý giá gạo xuất khẩu của Campuchia.

6. Philippines   

Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines đã hoãn lại kế hoạch nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo do nguồn cung đầy đủ. Tuy nhiên, các kho dự trữ gạo Philippines giảm trong tháng 2 sau khi tăng trong ba tháng trước đó. Tổng số gạo dự trữ đến ngày 01/2 là 2,94 triệu tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2015.

7. Indonesia

Chính phủ Indonesia đã đưa ra một chương trình thu mua lúa để bình ổn giá lúa của nông dân. Các cơ quan lương thực  nhà nước sẽ mua lúa trực tiếp từ nông dân nhằm giảm bớt sự tham gia của những thương lái. Hiện nay, giá lúa của nông dân chỉ có 289 USD/tấn (6.422 đồng/kg) thấp hơn nhiều so với giá sàn của chính phủ 360 USD/tấn (8.000 đồng/kg). Giá gạo bán lẻ ở Indonesia đã tăng tháng 9/2015 ở mức 810 USD/tấn (18.000 đồng/kg) vào tháng 2/ 2016

8. Châu Âu

Nhập khẩu gạo của Liên minh châu Âu đã tăng mạnh kể từ đầu niên vụ 2015-16 (tháng 9/2015-8/2016). Trong thời gian 1/9- 8/3 EU nhập khẩu 656.430 tấn gạo, tăng 19% so với cùng kỳ niên vụ trước. Trong thời gian trên, EU xuất khẩu 119.116 tấn gạo, giảm 18 % so với cùng kỳ năm 2015. Ủy ban châu Âu đã hoãn bỏ phiếu về tăng thời gian sử dụng thuốc trừ cỏ glyphosate thêm mười lăm năm, sau khi một số quốc gia thành viên, bao gồm Ý, bày tỏ lo ngại về việc sử dụng thuốc diệt cỏ này đối với sức khỏe con người

9. Myanmar

Gạo Myanmar 5% tấm hiện giá 425 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 5 USD/tấn so với tháng 2/2016 và năm 2015.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết giá lúa gạo trong nước của Myanmar tăng 37% trong tháng 2/ 2016 do nguồn cung trong nước cạn. Giá lúa đã giảm trong thời gian thu hoạch lúa từ  tháng 10-12/ 2015 sau khi tăng mạnh trong tháng 8-9/2015 do sự mất giá mạnh của Kyat, tăng xuất khẩu và lo ngại giảm sản lượng lúa gạo do lũ lụt. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đã tăng lên đáng kể do nhu cầu của nước này ngày càng tăng cũng như gạo dễ dàng vận chuyển sang Trung Quốc

Diện tích trồng lúa của Myanmar năm 2015 đạt 7,052 triệu ha, giảm so với 7,152 triệu ha năm 2014; năng suất 3,9 tấn/ha, giảm so với 3,94 tấn/ha năm 2014.

10. Nước khác

Gạo Mỹ 4% tấm hiện giá 445 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, xuống 20 USD/tấn so với tháng 2/2016, giảm 40 USD/tấn so với năm 2015.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo nhập khẩu gạo của Á Rập Saudi năm 2016  đạt 1,48 triệu tấn, tăng 4% so với 1,42 triệu tấn năm 2015 do tăng dân số và tăng số lượng du khách nước ngoài đến Makkah để thực hiện nghi lễ Hajj và Umrah. Ả Rập Saudi chủ yếu nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Hoa Kỳ Trong năm 2015 MY, Ấn Độ chiếm 80% thị phần

Nông dân ở các vùng trồng lúa chính Kedah và Perlis của Malaysia hoãn trồng cho vụ mùa năm 2016 do hạn hán và tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Malaysia sản xuất 64% lượng gạo cần thiết cho tiêu thụ hàng năm là 2,8 triệu tấn và nhập khẩu 1 triệu tấn gạo mỗi năm. Thái Lan chiếm 80% đến 90%.

Phước Tuyên

Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: usd/tấn so

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm164
  • Hôm nay31,239
  • Tháng hiện tại677,567
  • Tổng lượt truy cập88,032,637
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây