Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 3 tháng 7/2015

Thứ ba - 21/07/2015 03:52
Giá gạo đồ Ấn Độ tăng 10 USD/tấn hiện giá 380-390 USD/tấn. Giá gạo các nước châu Á khác không thay đổi. Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 390-400 USD/tấn, cao hơn gạo Việt Nam 45 USD/tấn hiện giá 345 -355 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá 385 -395 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Pakistan 5 USD USD/tấn hiện giá 370 -380 USD/tấn. Gạo Thái Lan 25% tấm hiện giá 360 -370 USD/tấn, cao hơn gạo Việt Nam 35 USD/tấn hiện giá 325-335 USD/tấn.

Gạo Ấn Độ 25% tấm hiện giá  350-360, cao hơn gạo cùng loại Pakistan 20 USD/tấn hiện giá 330 -340 USD/tấn. Giá gạo vào ngày 18/7/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 18/7/2015 so với ngày 11/7/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

11/7/2015

18/7/2015

11/7/2015

18/7/2015

11/7/2015

18/7/2015

11/7/2015

18/7/2015

18/7/2015

Gạo 5%

390-400

400-410

345-355

345-355

380-390

385-395

375-385

370-380

425-435

Gạo 25%

355-365

360-370

325-335

325-335

350-360

350-360

335-345

330-340

410-420

Gạo đồ

390-400

405-415

 

 

375-385

380-390

415-425

415-425

 

Gạo thơm

865-875

830-840

490-500

490-500

 

 

 

 

835-845

Tấm

315-325

315-325

310-320

310-320

295-305

295-305

285-295

285-295

350-360

1.Thái Lan

Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan (OAE) dự báo sản lượng lúa chính vụ năm 2015, đóng góp 70% tổng sản lượng cả nước, giảm 14% xuống còn 23,3 triệu tấn so với 27,1 triệu tấn năm 2014 do hạn hán kéo dài. Diện tích lúa vụ này giảm còn 22,68 triệu ha so với 24,72 triệu ha năm 2014. Gần 66 tỉnh ở miền Trung Thái Lan đang chống hạn, chính phủ đã khuyến cáo nông dân dời lịch xuống giống sang tháng 8 để chờ mưa.

Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt khoản tiền cho vay 60 tỷ baht (1,77 tỷ USD) hỗ trợ nông dân trồng lúa bị hạn hán. Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan (BAAC) đã lên kế hoạch cho 1 triệu nông dân vay ngắn hạn cho các trường hợp khẩn cấp để ứng phó với hạn hán, cũng như vay dài hạn để giúp nông dân tăng sản lượng với thời hạn từ 1 đến 10 năm. Đối với nợ cũ, ngân hàng cũng cho phép nông dân kéo dài thời gian hoàn trả 1 năm. Đầu tháng Bảy, chính phủ cũng đã phê duyệt 60 tỷ baht (1,77 tỷ USD) cho vay khuyến khích nông dân chuyển lúa sang cây trồng khác.

Ủy ban Bảo hiểm Thái (Thai Insurance Commission) đã quyết định tăng mục tiêu bảo hiểm lúa chính vụ từ 80.000 ha lên  320.000 ha để hỗ trợ nông dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Tính đến ngày 08/7/2015, doanh số bán bảo hiểm ruộng lúa đã đạt  212.800 ha.

Hội Nông dân trồng lúa Thái Lan kêu gọi chính phủ Thái Lan phải bồi thường cho những nông dân bị thiệt hại do lệnh ngưng cung cấp nước tưới số tiền 549-732 USD/ha (12.029.258-16.039.010 đồng/ha) chi cho việc chuẩn bị đất, phân bón vv, Nông dân đã xuống giống từ 01/5 theo lịch của chính phủ. Nhưng ngày 15/7 chính phủ ngưng cung cấp nước làm thiệt hại 224.000 ha tại khu vực miền Trung. Có 14,8 triệu nông dân trồng lúa trong nước đang đương đầu với hạn hán, chi phí tăng, giá giảm và tăng các khoản nợ.

Nhà kinh doanh gạo Thái đề nghị chính phủ tăng cường bán số gạo dự trữ bị hõng để tận dụng lợi thế thị trường có nhu cầu cao trong bối cảnh cả nước hạn hán. Tuần trước, chính phủ bán đấu giá 1,29 triệu tấn gạo hỏng để sản xuất khí sinh học. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đề nghị chính phủ nên mở rộng đối tượng tham gia đấu thầu để có mức giá cao hơn. Họ lưu ý rằng gạo hỏng có thể bán được 4-5 baht/kg (118 - 147 USD/tấn). Nhưng nếu chỉ mời nhà sản xuất khí sinh học thì chỉ bán được 1-2 baht/kg (29 - 59 USD/tấn). Họ đảm bảo rằng các doanh nghiệp sẽ không trộn gạo hỏng với gạo tốt để tung ra thị trường sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của họ cũng như bị phạt. Chính phủ Thái Lan được ước tính tổn thất do bán gạo tồn kho khoảng 100 tỷ baht (2,93 triệu USD).

Do hạn hán, giá gạo trong nước và xuất khẩu nhích lên trong ba tuần qua. Đến ngày 10/7/2015, giá gạo trắng 8.200 baht/tấn  (241 USD/tấn) và gạo jasmine (gạo Thái Hom Mali) bán giá 13.000-15.000 baht/tấn (382- 441 USD/tấn). Giá xuất khẩu gạo  Thái 5% tấm đạt 390 USD/tấn so với 381 USD/tấn tuần qua, và gạo Thái Hom Mali tăng lên 1,046 USD/tấn so với 1,037 USD/tấn tuần trước.

2. Việt Nam  

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) khuyến cáo nông dân trồng lúa ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc chuyển lúa sang cây trồng khác chịu hạn tốt hơn. Các tỉnh miền Trung và phía Bắc đã đối mặt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm qua, Cục Trồng trọt đề nghị chính quyền tỉnh vùng bị hạn ban hành các chính sách và hỗ trợ nông dân chuyển đổi từ trồng lúa sang cây trồng khác. Có 50.000 ha đất nông nghiệp đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Bộ NN & PTNT đã chi 57.5 tỷ đồng (2,6 triệu USD) cho các biện pháp chống hạn hán trong năm nay.

Đến tháng 5/2015, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo diện tích lúa Hè thu 2015 của Việt Nam đạt 7,7 triệu ha và dự kiến đạt sản lượng 15,95 triệu tấn lúa (9,98 triệu tấn gạo). Năm nay Việt Nam sẽ đạt sản lượng 28 triệu tấn tấn gạo (44,88 triệu tấn lúa) và xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo năm 2015

3. Myanmar

Xuất khẩu gạo của Myanmar không chính thức sang Trung Quốc qua biên giới gặp khó khăn. Nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ gần 59 thương nhân do trốn thuế. Các doanh nghiệp kinh doanh gạo Myanmar cũng không muốn bán gạo cho thương nhân Trung Quốc do không nhận tiền sau khi đã giao hàng, nếu có giá lại rất thấp.

Dù Myanmar đã đạt thỏa thuận xuất khẩu 100.000 tấn gạo sang Trung Quốc, bắt đầu giao hàng vào tháng 5/2015. Nhưng gạo tồn đọng của Myanmar rất lớn, doanh nghiệp dự đoán giá gạo trong nước giảm do giảm nhu cầu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn lạc quan vì cho rằng nhu cầu gạo của Trung Quốc sẽ tăng mạnh vào cuối năm.

Bộ Thương mại Myanmar bày tỏ lo ngại rằng, xuất khẩu gạo của nước này có thể tăng không đáng kể trong năm nay và năm tới mặc dù suy yếu kyat so với đồng USD. Đồng kyat của Myanmar đã mất giá 18% từ 1.025 kyat = 1 USD đầu năm nay lên 1.210  kyat = 1 USD. Vào tháng 5/2015, Liên đoàn Rice Myanmar (MRF) đã dự báo rằng nước này sẽ xuất khẩu 2 triệu tấn gạo trong niên vụ 2015-16 (tháng 4/2015-3/2016), do nhu cầu ngày càng tăng từ Trung Quốc, châu Phi và châu Âu. Myanmar đã xuất khẩu 1,7 triệu tấn gạo niên vụ 2014-15, 1,2 triệu tấn gạo niên vụ 2013-14 và 1,4 triệu tấn gạo niên vụ 2012-13. Bộ Thương mại Myanmar dự báo kim ngạch xuất khẩu năm nay bị ảnh hưởng do giảm giao dịch thương mại chính thức với Trung Quốc, cũng như gặp khó khăn trong xuất khẩu sang các thị trường mới do cạnh tranh gay gắt với Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam.

4. Ấn Độ

Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran của Mỹ và EU sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ dù xuất khẩu của các mặt hàng khác như khô đậu tương, đường và ngô có khả năng bị ảnh hưởng. Iran có thể mua khô đậu tương, đường và ngô ở nhiều mức giá rẻ hơn từ các nước Nam Mỹ như Brazil, Argentina và Mỹ. Xuất khẩu gạo basmati sang Iran có thể tăng 10% do doanh nghiệp Iran được tự do làm việc trực tiếp với Ấn Độ nhập khẩu 1 triệu tấn gạo basmati từ Ấn Độ so với 900.000 tấn niên vụ 2014-15. Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI) đã mua được 31,518 triệu tấn gạo đến ngày 15/7/2015

5. Philippines

Cơ quan Thống kê Philippines (PSA) dự báo sản lượng lúa quý II/2015 đạt 3,905 triệu tấn, giảm 4,1% so với 4,07 triệu tấn năm 2014. Tổng số gạo dự trữ của Philippines đến ngày 01/6/2015 đạt 3,02 triệu tấn, giảm 5% so với 3,17 triệu tấn tháng 5/2015, và tăng 31% so với 2,31 triệu tấn cùng kỳ năm 2014. Sản lượng lúa Philippines 6 tháng đầu năm 2015 đã đạt 8,3 triệu tấn, giảm 1% so với 8,39 triệu tấn năm 2014

 6. Indonesia

Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo Indonesia nhập khẩu 900.000 tấn gạo năm 2015, giảm 10% so với 1 triệu tấn năm 2014 do sản xuất thuận lợi. Sản lượng lúa năm 2015 dự kiến đạt 75,60 triệu tấn (48,34 triệu tấn gạo), tăng 7% so với 70,61 triệu tấn lúa (45,2 triệu tấn gạo) năm 2014. Giá gạo hiện nay là 751 USD/tấn, so với 770 USD/tấn trong tháng 4/2015 và giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2014

7. Trung Quốc

Trung Quốc đã nhập khẩu 628.000 tấn gạo trong 4 tháng đầu năm 2015, giảm 23% so với 812.600 tấn nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2014. Vào tháng 4/2015, Trung Quốc nhập khẩu 330.000 tấn gạo, gấp hơn hai lần so với 140.000 tấn nhập khẩu tháng 3/2015. Năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu 2,563 triệu tấn gạo và xuất khẩu 419.069 tấn gạo. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo Trung Quốc đạt 146 triệu tấn niên vụ 2015-16 (tháng 7/2015-6/2016).Trung Quốc phải nhập khẩu 4,4 triệu tấn và xuất khẩu 400.000 tấn gạo năm 2015

8. Campuchia

Nông dân Campuchia đã bắt đầu xuống giống lúa mùa chính vụ từ tháng 5/2015 và sẽ kéo dài đến cuối tháng 7/2015. Tuy nhiên, nhiệt độ cao bất thường và lượng mưa thấp do El Nino gây thiệt hại 30% trên diện tích 2 triệu ha lúa xuống giống. Chương trình Quản lý hạn hán của Ủy ban sông Mê-Kong cho biết nếu mưa không đến kịp vào tháng 8, Campuchia sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực.

Bài viết cụ thể: https://drive.google.com/file/d/0B9pvGTtlxM_0WlF2aDI5NVZEaWM/view?usp=sharing

Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập324
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm316
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại235,987
  • Tổng lượt truy cập85,143,023
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây