Học tập đạo đức HCM

Thương lái Trung Quốc vơ vét dứa nguyên liệu

Thứ ba - 23/05/2017 23:33
Với chiêu trò đẩy giá cao ngất, thu mua từ quả to, nhỏ, đang xanh và cả hoa, thương lái Trung Quốc đang “vơ vét” các vùng nguyên liệu dứa ở Thanh Hóa khiến nhiều nhà máy trên địa bàn có nguy cơ đóng cửa vì không còn dứa.

Khoảng vài tháng trở lại đây, khắp các địa bàn trồng dứa ở Thanh Hóa xuất hiện nhiều thương lái, đa số người Trung Quốc (TQ) đi thu mua dứa nguyên liệu với số lượng lớn. Họ có thể trực tiếp vào tận vùng nguyên liệu mua hàng hoặc thuê thương lái người Việt đứng ra gom hàng sau đó đưa xe vào bốc đi. Điều bất thường là họ mua tất cả quả to, nhỏ, thậm chí cả hoa và đang còn xanh với giá rất cao rồi nhanh chóng vận chuyển ra khỏi địa bàn.

Mỗi ngày gom hàng trăm tấn dứa

Thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định được xem là vùng nguyên liệu dứa lớn nhất tỉnh Thanh Hóa. Khoảng vài tháng trở lại đây, người trồng dứa vùng này bất ngờ được hưởng lợi khi thương lái TQ về tận nơi thu gom dứa.

Thời điểm từ tháng 3 trở về trước, giá dứa đang dao động khoảng 3.900 đồng đến 4.200 đồng/kg, nhưng bắt đầu từ tháng tư trở lại đây khi xuất hiện thương lái TQ giá dứa được đẩy lên cao vút với giá từ 6.800 đồng đến 7.200 đồng/kg, thậm chí họ còn mua với giá 7.500 đồng/kg.

Giá dứa cao khiến cho các vùng nguyên liệu lúc nào cũng nườm nượp thương lái, người Việt có, TQ có tìm về mua dứa. Khác với các nhà máy thường mua dứa quả vừa chín đã bẻ hoa, nhưng với thương lái TQ họ mua tất tật, kể cả quả nhỏ, còn xanh và còn hoa.

“Thời điểm khoảng giữa tháng tư, mỗi ngày có khoảng 4-5 người TQ vào tận các vùng dứa để mua hàng. Thậm chí có nhiều người TQ họ còn ở đây nhiều ngày để tiện cho việc mua và chuyển dứa đi nơi khác. Tôi cũng làm ăn với mấy người TQ, họ mua hàng nhanh lắm, có ngày tôi gom cho họ hơn 100 tấn dứa” – anh Trương Văn Châu, trú xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân – một đầu nậu thu gom dứa, chia sẻ.

Người TQ (áo trắng) đang thu gom dứa ở thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa)
Người TQ (áo trắng) đang thu gom dứa ở thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa)

Cũng theo anh Châu và một số đầu nậu, những người TQ đến đây thường dẫn theo một số thương lái ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn… Sau khi thu gom được ít ngày, người TQ rút đi để cho những người đi cùng ở lại gom dứa rồi liên lạc qua điện thoại với nhau.

“Thấy lạ, tôi có hỏi mấy tay gom dứa thì được biết họ sang đây theo hình thức đi du lịch, thăm bạn bè sau đó tìm đến các vùng dứa gom hàng. Để tránh lực lượng chức năng, những người TQ họ chỉ ở ít hôm, thậm chí trong ngày rồi rút đi. Tôi giao dịch vài lần với người TQ nhưng chẳng biết họ tên là gì, chỉ biết người TQ” – anh Châu nói và cho biết việc mua bán chẳng có hợp đồng ràng buộc gì cả, họ đưa ra giá và số lượng rồi nhờ thu gom khi nào đủ hàng thì điện thoại cho họ.

Với chiêu trò thu mua này, chỉ trong một thời gian ngắn, cả một vùng nguyên liệu dứa bạt ngàn ở các huyện Yên Định, Thạch Thành, Thọ Xuân… đã bị thương lái “vơ vét” hết. Thậm chí có những cánh đồng dứa đang còn xanh ở Thanh Hóa, nhưng người dân vẫn phun thuốc kích thích “ép” dứa nhanh chín để bán.

Người dân thu hoạch dứa thuê cho thương lái TQ
Người dân thu hoạch dứa thuê cho thương lái TQ

Nhiều nhà máy khốn đốn

Việc thương lái TQ về các vùng dứa thu gom với giá cao khiến cho nhiều nhà máy trên địa bàn Thanh Hóa rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất. Trên địa bàn có 3 công ty chế biến thì 2 đã phải đóng cửa tạm thời. Ông Nguyễn Văn Quỳnh, Giám đốc Công ty CP chế biến và xuất khẩu Nông Sản Việt (KCN Hoàng Long, TP Thanh Hóa), cho biết khi thương lái TQ chưa vào có thời điểm công ty thu mua dứa cao nhất 5.000 đồng/kg, nhưng giờ giá hơn 7.000 đồng/kg nên công ty đang rơi vào cảnh thiếu nguyên liệu sản xuất, hoạt động cầm chừng.

“Giá dứa 5.000 đồng/kg người dân cũng đã lãi lớn rồi, nhưng TQ đẩy giá lên cao quá khiến chúng tôi không thể cạnh tranh được. Bởi nếu thu mua với giá cao, sản xuất sẽ lỗ vì đơn hàng xuất đi chúng tôi đã ký cố định trong vòng nhiều năm. Tôi làm trong nghề sản xuất này nên biết riêng ngoài Bắc có khoảng 15 công ty sản xuất nông sản đều đang khốn đốn, nhiều công ty tạm thời đóng cửa vì hết nguyên liệu và do giá dứa quá cao” – ông Quỳnh thông tin.

Cũng theo ông Quỳnh, chưa có năm nào thương lái TQ lại ồ ạt vào Việt Nam để gom dứa nhiều như thời điểm này.

“Trước đây họ cũng có vào thu mua nhưng không nhiều, nhưng khoảng hơn 1 tháng nay, họ đi đến đâu là các vùng nguyên liệu dứa chẳng còn quả nào. Thậm chí có nơi dứa chưa đến độ chín nhưng họ vẫn tìm cách thu mua. Nếu như thế thì tháng tới dứa sẽ không có, nhà máy còn đóng cửa dài dài” – ông Quỳnh lo lắng.

Công ty CP chế biến và xuất khẩu Nông Sản Việt hoạt động cầm chứng vì không mua được nguyên liệu
Công ty CP chế biến và xuất khẩu Nông Sản Việt hoạt động cầm chứng vì không mua được nguyên liệu

Ông Nguyễn Đình Toản, Phó chủ tịch UBND thị trấn Thống Nhất, xác nhận có việc người TQ vào địa bàn thu gom dứa, nhưng ông không nắm được có bao nhiêu người, họ có lưu trú lại địa phương hay không vì không thấy đăng ký.

“Giá dứa cao thì người nông dân có lợi, tuy nhiên chúng tôi cũng đã thông báo trên loa phát thanh đề nghị bà con cảnh giác vì việc buôn bán không có ai giám sát, không có hợp đồng gì cả. Người dân thấy bán được, phun thuốc kích thích dứa chín quá nhiều là dễ gặp rủi ro, vì dứa chín mang tính khuếch tán, ruộng này chín sẽ lan sang ruộng khách và cả vùng đều chín. Nếu thương lái TQ đột ngột dừng thu mua thì rất nguy hiểm” – ông Toản phân tích.

Cũng theo ông Toản, cách đây khoảng 3 năm, thương lái TQ cũng vào thu mua dứa rầm rộ, sau đó bất ngờ rút đi khiến thời điểm đó nhiều gia đình thua lỗ vì lỡ thu gom, thu hoạch dứa với số lượng lớn. Ông Toản nói, người dân họ cũng biết, nhưng vì cái lợi trước mắt nên nhiều khi địa phương tuyên truyền họ cũng không nghe.

Ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết có nắm được thông tin thương lái TQ vào thu gom dứa, tuy nhiên họ không thông qua địa phương. “Họ thu mua dứa rộ nhất là thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5, đây là thời điểm vùng dứa của huyện chín rộ. Vụ này Yên Định thu hoạch được khoảng 6.000 tấn, thương lái TQ gom khoảng hơn 2.200 tấn” – ông Lâm nói.

Ông Lâm cũng cho biết đã khuyến cáo các địa phương cảnh giác với thương lái TQ vì họ mua bán chớp nhoáng, tránh tình trạng thấy giá cả cao lại chặt phá các cây khác để trồng dứa khi TQ dừng thu mua thì lâm nguy như giá heo hiện nay.

Bình Minh
Theo dantri.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập344
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại837,644
  • Tổng lượt truy cập92,011,373
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây