Học tập đạo đức HCM

Trái lê Kousui Nhật Bản lần đầu được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam

Thứ bảy - 26/08/2017 10:51
Giống lê đầu tiên được xuất khẩu từ Nhật Bản sang Việt Nam là Kousui. Kousui mang vị ngọt đậm đà và đem tới cảm giác mát dịu xua đi nắng nóng của mùa hè. Chiếm 40% sản lượng lê Nhật Bản, Kousui chính là giống lê được yêu thích nhất.

Vào lúc 15g00 ngày 23 tháng 08 năm 2017, DNTN Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Tú Phượng - đơn vị phân phối Lê Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức buổi giới thiệu sản phẩm trái lê Nhật Bản tại Lầu 3, Trung Tâm Thương Mại Takashimaya, 65 Lê Lợi, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

Trái lê Kousui Nhật Bản lần đầu được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam - 1

Trái lê Kousui Nhật Bản lần đầu được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam - 2

Tại hội thảo, Ông Kawwada, một viên chức của chính phủ vùng Ibaraki chuyên trách về lập các chính sách nông nghiệp đã hơn 30 năm qua, Giám đốc Cục kinh doanh và xúc tiến thương mại thuộc Bộ Nông Nghiệp từ năm 2016 có chia sẻ: “Trong đợt gặp gỡ và trao đổi giữa ông Masaru Hashimoto, Tỉnh trưởng vùng Ibaraki Nhật Bản và ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hai bên đã xác nhận tiếp tục phát triển mối quan hệ giao thương tốt đẹp giữa hai quốc gia. Trong lĩnh vực nông nghiệp, chính quyền vùng Ibaraki cũng đã xây dựng được mối quan hệ thân mật với các tỉnh của Việt Nam như tỉnh Nam Định, Đồng Tháp và Hà Nam trong việc hợp tác về lĩnh vực nông nghiệp.

Trong bối cảnh đó, chính phủ Việt Nam đã chấp thuận cho việc nhập khẩu quả Lê Nhật vào thị trường Việt Nam vào tháng 01 năm nay 2017. Và ngày hôm nay, chúng tôi rất hân hạnh được giới thiệu đến các bạn quả Lê được thu hoạch từ vùng chúng tôi. Trong tháng Chín sắp tới, nhiều giống lê Nhật Bản khác như Hosui, Akizuki và Niitaka sẽ được chuyển đến thị trường Việt Nam và các bạn sẽ có thể so sánh các hương vị khác nhau của từng loại.”

Trái lê Kousui Nhật Bản lần đầu được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam - 3

Ibaraki nằm tại Tây Bắc Kanto tự hào là nơi có sản lượng quả lê lớn thứ hai Nhật Bản. Khí hậu Ibaraki có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày & đêm. Đây cũng là tỉnh sở hữu nguồn nước dồi dào cùng tính chất đất phù hợp với việc trồng quả lê.

Trái lê Kousui Nhật Bản lần đầu được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam - 4

Giống lê đầu tiên của Ibaraki được xuất khẩu sang Việt Nam là Kousui của thành phố Shitotsuma. Thuộc số ít những đia phương sản xuất lê trên toàn nước Nhật, Shitotsuma rất tích cực tiến ra các thị trường nước ngoài như Malaysia, Thái Lan, Singapore…, vv.. Người trồng lê sử dụng thiết bị cảm biến ánh sáng để kiểm tra hàm lượng đường nhằm đưa ra thị trường những trái lê có chất lượng tốt nhất.

Trái lê Kousui Nhật Bản lần đầu được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam - 5

Shitotsuma đang tập trung phát triển thương hiệu lê của riêng thành phố. Những trái lê Kousui chín được lựa chọn kỹ lưỡng và hái từ trên cây có tên “lê Shitotsuma Kanjyuku”. Được đánh giá cao về chất lượng, lê Shitotsuma Kanjyulu đã có mặt tại các siêu thị “Ginza Mitshukoshi” nổi tiếng tại Tokyo.

Tại Nhật Bản, cùng với vị ngon, yêu cầu về độ an toàn và sự an tâm của người tiêu dùng với trái lê khá cao. Đồng thời, sự canh tranh giữa các nhà sản xuất cũng rất khốc liệt. Trên những mảnh đất sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ tự chế, họ làm đất, áp dụng phương thức trồng trọt giảm thuốc trừ sâu…vv..

Để cạnh tranh trong “cuộc chiến” sản xuất lê ngon, các nhà sản xuất cũng như các địa phương tại Nhật Bản đưa ra rất nhiều ý tưởng và bỏ ra rất nhiều công sức, việc canh tác lê thường mất cả năm ròng.

Trái lê Kousui Nhật Bản lần đầu được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam - 6

Mặc dù phương thức sản xuất có sự khác biệt theo từng giống lê nhưng thời gian thu hoạch và đưa hàng ra thị trường thường rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Từ đó đến tháng 4 năm sau, người ta chăm sóc cây lê bằng cách dùng kìm hoặc cưa cắt đi những cành cũ, cành xấu bị tác động bởi gió hay ánh sáng và buộc các cành khỏe vào giá đỡ. Khi tháng 4 về, từng bông hoa lê sẽ được thụ phấn bằng tay. Khi hoa bắt đầu đậu trái, những trái mọc thừa bị loại bỏ để dành chỗ cho ra nhiều trái lê to và ngon hơn. Tiếp theo là công đoạn cắt bỏ cỏ dại để cây lê được khỏe mạnh. Sau khi mất nhiều công sức ở từng giai đoạn, những trái lê ngon lành nhất sẽ được thu hoạch.

Dựa vào màu của vỏ lê, Lê Nhật Bản được ra làm hai loại chính là “Lê Đỏ” và “Lê Xanh”. Lê Xanh có nghiêng về sắc xanh hay vàng, giống tiêu biểu là “Nijisseiki”. Vị của hai loại lê này khá khác nhau. Lê Đỏ ngọt và mọng nước. Lê Xanh lại có vị mát, dịu nhẹ, giòn tan khi thưởng thức. Trái có vỏ nghiêng về sắc đỏ được gọi là Lê  đỏ với hai giống tiêu biểu là “Kousui” và “Housui”.

Giống lê đầu tiên được xuất khẩu từ Nhật Bản sang Việt Nam sau khi lệnh cấm được gỡ bỏ là Kousui. Kousui giống như lời báo hiệu mỗi mùa lê về. Mang vị ngọt đậm đà và đem tới cảm giác mát dịu, loại lê này rất phù hợp để xua đi nắng nóng của mùa hè. Chiếm 40% sản lượng lê Nhật Bản, Kousui chính là giống lê được yêu thích nhất.

Trái lê Kousui Nhật Bản lần đầu được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam - 7

Tại Nhật Bản, người ta đã phát hiện ra lê là trái có thể ăn được từ thời Yayoi (khoảng thế kỷ X trước Công nguyên – giữa thế kỷ III sau Công nguyên). Trong cuốn sách sử “Nhật Bản Thư Kỉ” thời Nara (710 - 794) cũng ghi chép lại việc canh tác lê rất được khuyến khích. Đến thời Edo (1603 - 1868), đã có hơn 150 giống lê được lai tạo.

Gần 90% là nước, quả lê Nhật Bản chứa thành phần hồi phục cơ thể khỏi sự mệt mỏi. Có lẽ, chỉ cần cắn một miếng lê mát lạnh, những mệt mỏi vì cái nắng nóng của mùa hè Việt Nam cũng sẽ được xua tan.

Vị ngọt đậm đà, mọng nước, giòn tan trong miệng chính là niềm tự hào của lê Nhật Bản. Đây là loại trái cây không thể thiếu trong suốt quãng thời gian Nhật Bản chuyển mình từ hạ sang thu.

Vào tháng 1 năm 2017, lệnh cấm xuất khẩu lê Nhật Bản đến Việt Nam đã được bãi bỏ. Loại cây được người Nhật yêu thích từ xa xưa sẽ tới Việt Nam vào đúng tháng 8 năm 2017, mùa lê đậu quả.
Theo Khám Phá

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập434
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại865,889
  • Tổng lượt truy cập92,039,618
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây