Học tập đạo đức HCM

Trang trại không nông dân

Thứ ba - 12/02/2013 02:56
Đi thăm nông thôn Czech mấy ngày, chúng tôi cứ ngạc nhiên: "Quái, không thấy nông dân đâu?". Rồi đến thăm một trang trại điển hình của Czech, cũng vẫn không gặp nông dân.

Trang trại mang tên Rabit, nằm cách thủ đô Praha 80km về phía nam. Từ đường quốc lộ rẽ vào, đi qua những cánh đồng lúa mạch chín vàng, rồi đến những cánh đồng hướng dương, rồi lại những đồng cỏ làm thức ăn cho bò... Xen kẽ là những cánh rừng bạch dương, thông, táo... 27.000ha đất của trang trại bạt ngàn, bạt ngàn đi mãi tưởng không bao giờ hết.

Dimaz và một sản phẩm của Rabit.

Ông Trhovy Stepanov - chủ trang trại, năm nay trạc ngoại 60 - kể vanh vách: Chủ lực của trang trại chúng tôi là bò và lợn. Có 33.000 con bò sữa, mỗi con cung cấp 10.000 lít sữa/năm. Lợn nái có 10.000 con, mỗi năm đẻ ra 280.000 lợn con. Chúng tôi còn nuôi gà nữa. Dây chuyền của chúng tôi mỗi năm chế biến 16,5 triệu con gà, tự chúng tôi nuôi được 7 triệu con, còn lại gần 8 triệu con phải nhập. Chúng tôi cung cấp cho thị trường 65 triệu quả trứng gà/năm. Mỗi năm thịt 330.000 con lợn.

Ông Stepanov (trái) và Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NDVN Hà Phúc Mịch

Có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm của Rabit nhan nhản trong các siêu thị khắp cả nước. Ngoài ra, sản phẩm của Rabit còn được đi hơn 20 nước châu Âu: Đức, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Ao... Mỗi năm Rabit xuất khẩu 80.000 tấn thực phẩm các loại. Choáng!

Máy dọn chuồng bò trang trại Rabit.

Dimaz - con trai cả của ông Stepanov, dẫn chúng tôi đi tham quan một nhà máy chế biến gà của Rabit vừa đưa vào vận hành. Trước khi bước qua cửa, ai cũng phải rửa tay kỹ bằng xà phòng, phun thuốc diệt khuẩn, mặc áo blu trắng, đội mũ, đi găng, đi giày nylon... cẩn thận, quá đi vào phòng mổ của Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài trời đang 24 độ C. Nhưng trong này chỉ hơn 6 độ. Quy trình chế biến được cơ giới hóa 100%, từ giết mổ, làm lông, phân loại, đóng gói... Chỉ mất chừng một vài phút, một chú gà đang cục ta cục tác đã được chế biến ngon lành. Mọi công đoạn đều được giám sát, căn chỉnh trên máy vi tính. Rabit có tất cả 16 nhà máy như thế này cho cả gà, lợn, bò, thỏ...

Rời dây chuyền chế biến gà, Dimaz lại đưa chúng tôi tới khu nuôi bò nằm trên một quả đồi thoai thoải. Đâu đâu cũng vẫn máy móc. Máy vắt sữa, máy vun cỏ, máy dọn phân... Thích nhất là những "ngôi nhà" nho nhỏ làm bằng composite dành riêng cho những chú bê mới sinh.

Bãi đậu xe của công nhân trang trại Rabit.

Cũng như cha mình, Dimaz tốt nghiệp kỹ sư khoa kinh tế nông nghiệp tại Đại học Nông nghiệp Praha. Anh bảo toàn trang trại có 1.900 lao động, phần lớn đều tốt nghiệp đại học, chí ít cũng cao đẳng, trung cấp. Sau khi trừ mọi khoản thuế, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... thu nhập bình quân của người lao động đạt khoảng 1.000 USD/tháng (21 triệu đồng). Lương vậy vẫn là thấp so với mặt bằng thu nhập trung bình xã hội Czech. Chính vì lý do này mà tuyển lao động cho những ngành nghề nông nghiệp không dễ. Nhiều công nhân trong trang trại Rapit là lao động nhập cư, từ Ba Lan, các nước Nam Tư cũ, có cả Ucraina, Rumania... nữa.

Ông Hlavacek Martin - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Czech nhấn mạnh với chúng tôi: "Nếu không sản xuất với quy mô lớn, chúng tôi sẽ bị EU đào thải ngay lập tức !".

Chúng tôi có đề nghị được vào thăm một gia đình nông dân theo kiểu "truyền thống", nghĩa là có thể nuôi vài con bò, mấy đàn gà, một bầy dê... như ở nước ta. Nhưng các bạn tròn xoe mắt nhìn chúng tôi như nhìn những người từ... hành tinh khác. Ở Czech bây giờ - một nước phát triển mới chỉ ở mức trung bình của châu Âu, người dân không còn làm nông nghiệp theo kiểu như Việt Nam nữa. Tất cả đều sản xuất với quy mô rất lớn, với độ tập trung đất đai, tài chính, công nghệ... rất cao.

Kiểm tra sản phẩm gà đóng gói trên computer

Thật khó có thể gọi những lao động làm trong các dây chuyền của trang trại ông Stepanov là nông dân được, mặc dù đúng là họ đang làm nông nghiệp thật. Sáng đi xe hơi riêng đến nhà máy, làm việc hoàn toàn với máy móc. Trưa ăn buffet máy lạnh. Tan giờ làm tắm nước nóng, xông hơi, chơi tennis hoặc rung đùi nhắm mấy vại bia đen trong căng-tin khách sạn Rabit cũng của nhà máy...

Nhìn họ lại thấy thương bà con nông dân mình quá.

Lưu Quang Định
Nguồn danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay68,445
  • Tháng hiện tại899,172
  • Tổng lượt truy cập92,072,901
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây