Học tập đạo đức HCM

Vải, nhãn được mùa và nỗi lo áp lực tiêu thụ

Chủ nhật - 15/04/2018 11:26
Nhằm đánh giá sản lượng, chất lượng vải thiều và nhãn niên vụ 2018, từ đó xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại sát với nhu cầu thực tế. Ngày 13/4, Các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đã kiểm tra vùng trồng nhãn, vải tại hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Nhiều hộ dân đánh giá, năm nay, vải, nhãn được mùa. Điều này có thể gia tăng áp lực lên thị trường tiêu thụ.

Vẫn phụ thuộc vào thương lái

Theo người dân ở vùng nhãn Hưng Yên, thời tiết năm nay ít mưa, tỷ lệ vải, nhãn ra hoa đạt 95%, hứa hẹn một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui được mùa luôn song hành với nỗi lo mất giá, nhất là trong bối cảnh, việc tiêu thụ phần lớn sản lượng nhãn phụ thuộc vào thương lái.

Ông Nguyễn Tiến Hậu – Xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cho biết: Chúng tôi vẫn phụ thuộc các thương lái. Về việc tạo điều kiện giúp đầu ra thì các cấp các ngành nói thì có, tinh thần thì có nhưng thể hiện bằng văn bản thì đến thời điểm này là chưa có, chúng tôi vẫn tự thân là chính.

Còn tại Hải Dương, người trồng vải cho biết, đã nhiều năm rồi, mới thấy vải được mùa như năm nay. Song cũng như nhãn, bài toán tiêu thụ thế nào vẫn đang khiến địa phương lo lắng.

Theo nông dân Trần Văn Mừng, xã Hoàng Hoa Thám (thị xã Chí Linh, Hải Dương), diện tích trồng vải chín sớm của gia đình ông khoảng 2ha, cho thu hoạch 20 tấn quả. Vải của nhà ông được trồng theo tiêu chuẩn VietGap, có thể xuất khẩu được. Theo ông Mừng, nông dân trồng vải chủ yếu bán cho thương lái ở Hải Dương, thương lái Hải Phòng, Quảng Ninh và khu vực miền Trung tới mua. Đối với người nông dân trồng vải chín sớm như ông Mừng, mong mỏi duy nhất là được các siêu thị, các đơn vị lớn về thu mua cho bà con nông dân hoặc có những điểm bán hàng ở trên các thành phố để người dân đưa vải lên tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Đệnh - Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Bính (huyện Thanh Hà, Hải Dương), năm nào nông dân cũng lo đầu ra. Vì đầu ra hiện nay vẫn do thương lái bao tiêu là chính. Năm 2017, vải được giá, được mùa. Bà con cũng chỉ mong năm nay được như năm ngoái. 

Vẫn còn sớm để biết giá cả vụ vải, nhãn năm nay sẽ thế nào. Song, nếu chỉ trông chờ vào thị trường nội địa thì áp lực tiêu thụ sẽ rất lớn. Trong khi các thị trường xuất khẩu vẫn còn nhiều rào cản. Trong đó, diện tích được cấp mã vùng trồng đạt chuẩn xuất khẩu còn ít, thêm nữa với các thị trường đòi hỏi qua chiếu xạ thì chi phí vận chuyển lớn, khiến giá bán khó cạnh tranh.

“Cơ sở chiếu xạ đặt tại Hà Nội và TP HCM, vận chuyển đến đó quá là xa và tốn kém, các doanh nghiệp mà có muốn giúp Hưng Yên thì cũng khó khăn…”, bà Nguyễn Thị Chải – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên cho hay.

Vào cuộc một cách chủ động

Ông Nguyễn Quốc Toản – Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) – nhận định: Qua kiểm tra thực tế, các cơ quan chức năng đánh giá, những diện tích đạt tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, cho sản phẩm quả chất lượng tốt. Đây là tín hiệu đáng mừng cho bà con nông. Về sản lượng, có sự tăng lên so với năm ngoái, như tại Hưng Yên sản lượng vải tăng 20%, nhãn tăng 10%.

Còn khoảng 2 tháng nữa sẽ bước vào niên vụ thu hoạch, năm nay theo đánh giá là giá trị sản phẩm tốt nên giá sẽ ổn định. Để giúp cho bà con nông dân có một vụ mùa được mùa được giá, vấn đề là làm sao tăng cường kết nối giữa các hợp tác xã với doanh nghiệp thu mua, phân phối.

Do vậy, chúng tôi sẽ vào cuộc một cách chủ động. Theo đó, tập trung tuyên truyền thông tin thị trường đến các chủ doanh nghiệp, bạn hàng truyền thống. Bên cạnh đó, phải đảm bảo kiểm soát vận chuyển, trữ hàng cũng như kiểm soát được chất lượng sản phẩm khi ra thị trường.

Trong chương trình cụ thể, về phía địa phương sẽ tổ chức một số lễ hội ngay trong thời điểm chính vụ, để làm sao quảng bá sản phẩm đi đúng hướng và đúng tuyến. Ngoài ra, chúng tôi có chương trình xúc tiến thương mại tại Côn Minh (Trung Quốc) vào tháng 6/2018, để làm sao cho các sản phẩm của chúng ta được giới thiệu một cách chính thống, chính ngạch trên đất nước Trung Quốc.

Mở rộng thị trường

Cũng liên quan đến vấn đề tiêu thụ vải nhãn trong vụ mùa 2018, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2018 do Bộ NN&PTNT diễn ra mới đây, ông Trần Văn Công - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - cho biết: Trong thời gian qua, về góc độ sản xuất, nhiều vùng đã tăng cường mở rộng quy mô sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và Global Gap nên chất lượng được đảm bảo, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Về phần tiêu thụ, Bộ đã làm việc với Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp và một số tỉnh có vùng sản xuất trọng điểm ở khu vực phía Bắc. Trong đó chú trọng tới việc tăng cường kết nối kinh doanh giữa các hợp tác xã với doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ.

Với xuất khẩu, vải nhãn có thị trường rất lớn là Trung Quốc, hai sản phẩm này đều đã được cấp phép nhập khẩu chính ngạch, rất thuận lợi. Cơ quan kỹ thuật hai bên đang tiếp tục trao đổi, thúc đẩy mở cửa thị trường với vải nhãn. Bộ NN&PTNT cũng đang tăng cường đàm phán, để mở rộng thêm thị trường mới, thúc đẩy thị trường tiềm năng cho hai loại quả này. Ngoài Trung Quốc, vải đã được xuất khẩu đi Hà Lan, Thái Lan, Mỹ. Cục đang đàm phán mở rộng thêm thị trường Australia với nhãn.

Dự kiến sản lượng nhãn Hưng Yên vụ này ước đạt hơn 30 nghìn tấn, giá trị thu nhập niên vụ trước đạt khoảng 260 tỷ đồng. Còn sản lượng vải thiều Hải Dương cũng ước đạt khoảng 30 nghìn tấn, niên vụ trước tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 30%. Người trồng vải, nhãn vẫn đang mong một vụ thu hoạch được mùa, được giá.
TIN LIÊN QUAN
Chủ động tìm đầu ra cho vải thiều
Vải thiều Hải Dương hứa hẹn bội thu
Bộ Công Thương hỗ trợ tích cực tiêu thụ vải thiều
Hiệu quả từ liên kết sản xuất và tiêu thụ vải thiều
 

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập164
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm163
  • Hôm nay53,615
  • Tháng hiện tại256,011
  • Tổng lượt truy cập87,611,081
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây