Điều này sẽ làm đội giá thành, vì đây là những vật tư đầu vào rất quan trọng, chiếm tới 60 - 70% chi phí sản xuất.
Vụ lúa ĐX 2018 - 2019, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL có kế hoạch xuống giống 1,57 triệu ha. Do lo ngại thiếu nước ngọt cho sản xuất, vì dự báo hạn, mặn sẽ xảy vào cuối vụ, nên nông dân tập trung xuống giống sớm, khoảng 420.000ha trong tháng 10. Hiện nhiều nơi lúa đã xanh đồng, đang rất cần bón thúc để đẻ nhánh, nở bụi. Hơn nữa, giá lúa hiện đang ở mức cao nên nông dân cũng mạnh dạn đầu tư, nhu cầu sử dụng phân bón khá lớn.
Năm nay nông dân ĐBSCL vào vụ lúa ĐX sớm nên hiện nay nhu cầu sử dụng phân bón đã bắt đầu tăng |
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh VTNN ở ĐBSCL đánh giá, vụ lúa ĐX là vụ chính trong năm, nông dân sử dụng lượng phân bón và thuốc BVTV rất lớn, đảm bảo vụ lúa thắng lợi. Qua khảo sát tại các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh phân bón ở TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang…, nhiều loại phân bón có giá bán khá cao, dao động từ 350.000 - 740.000 đồng/bao, loại 50kg. Nếu so với cách đây khoảng 2 tháng, giá đã tăng thêm từ 50.000 - 100.000 đồng/bao, trong đó tăng mạnh nhất là mặt hàng phân đạm.
Ông Trần Văn Thế, chủ đại lý VTNN ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết, giá phân bón năm nay tăng khá bất thường. Cụ thể, phân DAP đen hiện đã lên đến 650.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 đặc biệt 650.000 đồng/bao; NPK 16-16-8 đặc biệt 520.000 đồng/bao; DAP Hồng Hà (Trung Quốc) 660.000 đồng/bao; urê từ 440.000 - 470.000 đồng/bao (tùy nơi sản xuất); kali miểng 400.000 đồng/bao; kali silic 350.000 đồng/bao; DAP Hàn Quốc 740.000 đồng/bao... Trong đó, mặt hàng urê đang rất sốt hàng vì thiếu nguồn cung.
Theo ông Thế, hiện các cửa hàng có rất nhiều loại phân bón với số lượng lớn để có thể phục vụ cho nông dân sản xuất vụ ĐX này, nhưng hầu hết giá đều tăng mạnh. Cùng với giá phân bón tăng, mặt hàng thuốc BVTV cũng tăng giá bán từ 20 - 30%.
Lợi dụng tình hình để tăng giá Chủ cửa hàng VTNN Lê Toàn Quân, ở thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết: Nguyên nhân giá phân bón tăng mạnh như hiện nay một phần là do những nước sản xuất nông nghiệp lớn trong khu vực bắt đầu vào vụ nên nhu cầu tăng mạnh. Đồng thời, giá nhập khẩu nguyên liệu cũng như phân bón thành phẩm tăng. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp lợi dụng tình hình này để nâng giá theo kiểu “té nước theo mưa”. |
Thời điểm hiện tại, giá bán ra của các loại thuốc BVTV cụ thể như sau: Kasumin 0,5L giá 56.500 đồng/chai; Conphai 10WP giá 14.700 đồng/gói; BINHSIN 70WP giá 63.000 đồng/gói; Tasieu giá 71.000 đồng/chai; Antracol 1kg giá 197.000 đồng/gói; Boom AG giá 93.000 đồng/chai...
Phần lớn nông dân ở ĐBSCL hiện nay vẫn có thói quen mua VTNN ghi nợ đến cuối vụ thu hoạch xong mới thanh toán.
Ông Nguyễn Văn Đồng, ở xã Phú Lộc, huyện An Phú, An Giang, nói: Đa số bà con vùng này vào vụ sản xuất thì chạy đến các đại lý mua phân bón “bằng mặt” trước (tức là đi mua thiếu). Khi đến cuối vụ thu hoạch lúa bà con mới trả cho cửa hàng VTNN và trả thêm phần lãi thiếu 3 tháng trong đó. Trước tình hình giá phân tăng cao ắt hẳn lợi nhuận sẽ giảm xuống. Vì giá bán tăng thì phần lãi cũng tăng thêm.
Tại Kiên Giang, kế hoạch sản xuất lúa ĐX 2018 - 2019 của tỉnh là 290.000ha. Đến nay, nông dân đã xuống giống được 16.094ha, tập trung chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng, gồm huyện Vĩnh Thuận 5.890ha, An Biên 3.968ha và U Minh Thượng 6.236ha.
Bên cạnh đó, vùng này còn có khoảng 45.000ha lúa vụ mùa (lúa lấp vụ trên nền đất nuôi tôm) cũng đang trong thời kỳ đẻ nhánh. Vì vậy, nhu cầu vật tư tăng cao.
Ông Nguyễn Văn Bé Tư, ở huyện U Minh Thượng tỏ ra khá bất ngờ khi giá phân tăng quá nhanh. Ông Bé Tư cho biết: “Tôi vừa ra đại lý mua phân để bón đợt 2 cho gần 3ha lúa thì được đại lý cho biết giá đã tăng thêm. Cụ thể, urê Cà Mau giá 470.000 đồng/bao, tăng gần 50.000 đồng trên bao so với lúc bón đợt đầu chỉ cách hơn chục ngày. DAP Hồng Hà 670.000 đồng/bao, tăng 30.000 đồng/bao. Giá phân tăng nhiều sẽ làm tăng chi phí sản xuất, nếu không chăm bón kỹ, để xảy ra sâu bệnh làm giảm năng suất thì coi như hết lãi”.
Phân bón và thuốc BVTV luôn chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất lúa, nên nông dân lo ngại giá tăng sẽ làm đội giá thành |
Theo tính toán, phân bón chiếm khoảng 30% chi phí sản xuất, còn thuốc BVTV (vùng thâm canh lúa) chiếm khoảng 40% hoặc cao hơn tùy vào tình hình dịch bệnh. Vì vậy, nếu giá 2 mặt hàng vật tư quan trọng này tăng mạnh thì chắc chắn sẽ kéo giá thành tăng theo. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;