Học tập đạo đức HCM

Vụ lúa đông xuân ở Krông Bông: Mất mùa, thua giá

Thứ hai - 22/04/2013 22:37
Đầu tháng Tư, những trà lúa đông xuân đầu tiên bắt đầu chín vàng trên một số cánh đồng của huyện Krông Bông (Đắk Lắk). Năm nay, vì thời tiết nắng hạn kéo dài, nhiều diện tích lúa thiếu nước hoặc bị sâu bệnh gây hại nên sản lượng đạt thấp. Chưa kể giá lúa gạo giảm khiến nhà nông lao đao.
Vụ đông xuân năm nay, do thời tiết không thuận lợi nên huyện Krông Bông chỉ gieo sạ được hơn 2.200ha. Năng suất lúa ở ruộng có đủ điều kiện về thuỷ lợi đạt khoảng 5-6 tấn/ha, còn lại chỉ đạt 3-4 tấn/ha.

Bên cạnh đó, khi mùa gặt bắt đầu cũng là lúc giá lúa gạo có xu hướng giảm. Hiện, gạo tám thơm được thương lái thu mua với giá 5.700 - 5.800 đồng/kg; các loại gạo dùng để chăn nuôi, nấu rượu, làm bún, mì dao động trong khoảng 5.000 - 5.200 đồng/kg. 

Bà Liên, nông dân trồng lúa tại xã Hoà Sơn, buồn rầu nói: “Mùa thu hoạch lúa đã đến nhưng chẳng mấy ai vui. Nguyên nhân là do sản lượng quá thấp, giá lại giảm mạnh, trong khi chi phí sản xuất ngày một tăng, lên tới 3,5 triệu đồng/sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2). Cứ tình hình  này thì tôi biết lấy gì để trang trải cuộc sống và tái đầu tư sản xuất”.

Ngồi thất thểu trước hiên nhà chờ mấy tiểu thương hẹn đến mua lúa, ông Hai ở xã CưKty cho hay: “Lúa đã phơi khô mà tiểu thương cứ hẹn hết lần này đến lần khác. Mấy hôm trước, lúa chưa gặt đã có người tới hỏi, ai ngờ bây giờ kêu người mua thì chẳng ai ngó ngàng”. 

Hỏi về nguyên nhân tiểu thương không mặn mà thu mua lúa, chị Trương Thị Hoa, tiểu thương mua nông sản ở thôn 9, xã Hoà Sơn cho biết: “Năm nay lượng lúa xuất ra các tỉnh ngoài rất hạn chế. Bên cạnh đó, mức độ tiêu thụ trong huyện chậm nên chúng tôi chỉ mua cầm chừng. Một tạ lúa thơm khi xay xát ra được 60kg gạo, 20kg cám. Giá gạo hiện nay là 8.800 đồng/kg, giá cám 4000 đồng/kg. Như vậy nếu mua 1 tạ lúa về chế biến, chúng tôi chỉ kiếm được 20.000 đồng, chưa kể công cán. Bởi gạo và cám chế biến ra không thể cạnh tranh nổi với gạo miền Tây”.  

Thiết nghĩ, để người dân gắn bó với cây lúa, các cấp, ban ngành liên quan cần có chính sách hỗ trợ để ổn định giá mua, đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ở nông thôn; quan tâm đến việc hỗ trợ tín dụng cho nông dân để bà con có điều kiện trữ lúa chờ giá cao, tránh tình trạng phải bán gấp lúa để trả nợ sau thu hoạch.


Nguyễn Trung Thu
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập455
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm432
  • Hôm nay20,329
  • Tháng hiện tại101,109
  • Tổng lượt truy cập88,779,443
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây