Học tập đạo đức HCM

“Vua” cam, "đại gia" chuối Việt tìm đầu ra ở Hàn Quốc

Thứ bảy - 01/10/2016 12:16
Làm thế nào để cam, chuối và các sản phẩm khác của nông dân Việt Nam được rộng đường vào thị trường Hàn Quốc? Những trăn trở này của “vua cam” Hàm Yên, hay “vua chuối” Long An trong chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc đều được đại diện bộ phận thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc giải đáp.

Ngày 1.10, đoàn Nông dân Việt Nam xuất sắc đi tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Hàn Quốc do báo Nông thôn Ngày nay tổ chức đã có cuộc toạ đàm với Phòng Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, để tìm hướng đi cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Nhiều cơ hội vàng

 “vua” cam, 'dai gia' chuoi viet tim dau ra o han quoc hinh anh 1

Đoàn công tác thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc. 

Tiếp đoàn có ông Chu Thắng Trung- Tham tán thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc. Tại cuộc toà đàm, các nông dân Việt Nam xuất sắc đã giới thiệu ngắn gọn về lĩnh vực mình sản xuất, qua đó cũng bày tỏ nguyện vọng những sản phẩm này sẽ có cơ hội sang thị trường Hàn Quốc.

Chia sẻ với các nông dân, ông Chu Thắng Trung đã cung cấp thông tin về thị trường Hàn Quốc và giải đáp những trăn trở của các nông dân.

 “vua” cam, 'dai gia' chuoi viet tim dau ra o han quoc hinh anh 2

Tham tán Chu Thắng Trung chia sẻ thông tin về thị trường nông sản ở Hàn Quốc với các nông dân và đại diện báo Nông thôn Ngày nay.

Ông Chu Thắng Trung cho biết, trao đổi thương mại của Việt Nam và Hàn Quốc năm nay đạt 10 tỷ USD, trong đó 1,6 tỷ USD là các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản, nhiều nhất là hàng thuỷ sản, còn lại là các nông sản khác.

Ông Thắng Trung nêu chi tiết, về thuỷ sản có tôm, cá viên, bạch tuộc, mực khô, con cá bò khô. Về lâm sản có gỗ dăm, gỗ nguyên liệu (gõ ván ép), các mặt hàng đồ gỗ nội thất, mỹ nghệ (triển vọng phát triển cao) … Trong mảng đồ gỗ, các sản phẩm từ Việt Nam chiếm 1/3, còn Trung Quốc chiếm 2/3.

Về các mặt hàng nông sản có sắn lát, và một số loại rau, quả, song rau chưa nhiều chỉ mới có ớt và cải thảo. Quả thì có thanh long, xoài, dừa, ngoài ra còn có một số loại quả đông lạnh nhưng nhu cầu nhập khẩu không nhiều.

Riêng về quả, hiện tại hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc cho phép nhập khẩu 5 loại quả tươi của Việt Nam như dứa, dừa, chuối, thanh long, xoài, trong đó thanh long nhiều nhất. Về xoài thị trường Hàn Quốc đánh giá xoài Việt Nam khá ngon, song phản ánh vỏ hơi mỏng, nên qúa trình xử lý qua nhiệt không giữ được lâu.

 “vua” cam, 'dai gia' chuoi viet tim dau ra o han quoc hinh anh 3

Nông dân Đoàn Xuân An tìm hiểu cơ hội để đưa cam vào thị trường Hàn Quốc.

Khi đại gia nông dân Võ Quan Huy (Long An)- Nông dân sản xuất giỏi năm 2015 có 2.000 ha chăn nuôi thuỷ sản và trồng chuối tìm hiểu thông tin để đưa sản phẩm chuối vào thị trường Hàn Quốc, tham tán Chu Thắng Trung trả lời: “Chuối là một trong những quả nhiệt đới nhập vào Hàn Quốc nhiều nhất, mỗi năm Hàn Qúc nhập 300-400 triệu USD tiền chuối. Tuy nhiên chuối từ Việt Nam nhập vào không nhiều, do các yếu tố khác nhau”. Hiện chuối trên thị trường Hàn Quốc chủ yếu từ Philippines, do các tập đoàn đa quôc gia Dole xuất khẩu.

Tham tán Chu Thắng trung cũng cho biết thêm, hiện tại Bộ Công thương đang có chương trình thúc đẩy mặt hàng nông sản vào thị trường Hàn Quốc trong các chuỗi siêu thị, trong đó có mặt hàng chuối. Tham tán khuyên các nông dân, cần phải khảo sát thị hiếu người tiêu dùng, nếu sản phẩm của mình đáp ứng được thị hiếu, nên mạnh dạn mở rộng thị trường.

 “vua” cam, 'dai gia' chuoi viet tim dau ra o han quoc hinh anh 4

Đại gia chuối Việt Võ Quan Huy (ngoài cùng tay trái) cho biết ngoài thị trường Nhật Bản, ông muốn đưa chuối vào thị trường Hàn Quốc.

Ông Võ Quan Huy cho biết, hiện sản phẩm chuối của ông đã vào thị trường Nhật Bản. Ông Chu Thắng Trung cho rằng, ông Huy nên gửi thông tin về sản phẩm chuối của mình và bộ phận thương vụ sẽ giúp đỡ gửi thông tin đến thị trường Hàn Quốc.

Kênh bán hàng thông minh

 

Sau đó, ông Chu Thắng Trung cũng chia sẻ các thông tin về cách Hàn Quốc tiêu thụ và phân phối nông sản qua đó các nông dân có thể học hỏi được những kinh nghiệm để tìm đầu ra tốt hơn cho sản phẩm của mình.

Theo ông Chu Thắng Trung, kênh phân phối nông sản của Hàn Quốc đầu tiên là từ các trang trại, sau đó là các trung tâm sơ chế nông sản do các hợp tác xã (HTX) đứng ra tổ chức. Mô hình HTX của Hàn Quốc tổ chức chặt chẽ, có hệ thống hơn so với các nước khác, cơ quan cao nhất của họ là liên đoàn HTX chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất và chịu trách nhiệm vay vốn, tổ chức tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp phi lợi nhuận.   

Trung tâm sơ chế phân loại nông sản, đóng gói tại các thùng theo tiêu chuẩn nhất định. Sau đó có 2 kênh phân phối là chợ bán buôn và trung tâm phân phối nông sản của HTX. Nếu đưa vào chợ bán buôn thì họ bán đấu giá, chất lượng sản phẩm tương đối đồng đều. Những người mua sau đó đưa vào hệ thống siêu thị bán lẻ, hoặc các nơi chế biến thực phẩm… các kênh phân phối nông sản HTX đi từ các bên có nhu cầu như siêu thị, khách hàng lớn đơn hàng lớn và họ đặt hàng ngược trở lại các trang trại . Khâu vận chuyển được xử lý rất nhanh, chỉ trong vòng  1 ngày sau khi có đơn hàng. Hiện ở Hàn Quốc có 32 chợ bán buôn, HTX liên minh xây dựng 6 trung tâm HTX lớn rải rác trên khắp HQ.

Năm 2005, Hàn Quốc đã dừng các chợ bán buôn theo phương thức đấu giá, chuyển đổi sang tập trung phân phối các trung tâm thương mại. Hệ thống bán lẻ thông qua các siêu thị phát triển nhanh chóng. Các siêu thị bán buôn mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn đi theo hướng truyền thống, không đáp ứng đủ nhu cầu, không giảm được lượng phân phối.

Ông Chu Thắng Trung viện dẫn các báo cáo phân tích, giá từ trang trại đến giá bán cho hệ thống siêu thị  thường đội lên tầm 50-60%.

Tại tọa đàm, “vua cam” Đoàn Xuân An, Tuyên Quang, chia sẻ, mục đích của chuyến đi lần này là học hỏi kinh nghiệm trồng cây ăn quả, qua chuyến đi Hàn Quốc thấy có rất nhiều điều muốn học hỏi.

Hiện cây cam Hàm Yên đã có sản lượng cao, có 9.000 ha cam. Tuy nhiên đầu ra rất yếu. Trả lời về vấn đề này, ông Chu Thắng Trung cho hay, cam Việt Nam thực sự không phải là thế mạnh để xuất khẩu đi các nước khác, trừ phi có giá tốt. Ông Trung lý giải, cam là loại quả có hạt nên quá trình kiểm dịch khó khăn hơn ( thường mất 5-6 năm để đàm phán thông qua quy trình). Cho đến nay, cam chưa nằm trong chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam- Hàn Quốc.

 “vua” cam, 'dai gia' chuoi viet tim dau ra o han quoc hinh anh 5

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với đại diện thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc. 

Về những chia sẻ của nông dân Lương Trọng Thắng- Hàm Rồng-Thanh Hoá kỳ vọng được nhập khẩu công nghệ sản xuất nấm kim châm, hay như chia sẻ của ông Nguyễn Đăng Cường về công nghệ hệ thống nhà màn của nông dân Hàn Quốc, ông Chu Thắng Trung cho biết, công nghệ sản xuất nấm của Hàn Quốc rất hiện đại, hoàn toàn phù hợp với môi trường sản xuất ở Việt Nam. Ông Trung khẳng định, nếu ông Thắng chuyển thông tin đầy đủ về quy mô sản xuất của mình, bộ phận thương vụ sẽ giúp tính toán chi phí chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc.

Các nông dân xuất sắc khác đều khẳng định, chuyến đi tham quan và học tập kinh nghiệm tại Hàn Quốc lần này rất bổ ích, được tiếp cận với những công nghệ nông nghiệp mới, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp vượt trội của xứ Hàn là điều kiện hiếm hoi của nông dân Việt Nam.

Kết thúc buổi làm việc, tham tán Chu Thắng Trung nhấn mạnh, mô hình đưa nông dân đi học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của các nước do báo Nông thôn Ngày nay tổ chức là hoạt động vô cùng hiệu quả và cần thiết trong thời kỳ hội nhập quốc tế này. Qua những chuyến đi này, nông dân không chỉ được học tập kinh nghiệm và tiếp cận công nghệ mới mà còn là cơ hội lớn để đưa sản phẩm của mình ra với thị trường nước ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Theo danviet.vn

 Tags: hàn quốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập538
  • Hôm nay70,226
  • Tháng hiện tại806,336
  • Tổng lượt truy cập93,184,000
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây