Học tập đạo đức HCM

XK rau quả: Điểm sáng trong khó khăn gay gắt

Chủ nhật - 06/03/2016 20:08
Trong khi nhiều nông sản gặp khó khăn lớn trong sản xuất và tiêu thụ, thì rau quả, tuy sản xuất gặp khó khăn, nhưng xuất khẩu (XK) lại khả quan.
Khó khăn mà sản xuất rau quả gặp phải diễn ra trên phạm vi cả nước. Đó là thời tiết rét đậm, rét hại với mức độ mấy chục năm mới có. Hạn hán gay gắt, trên diện rộng và kéo dài cũng hiếm thấy. 

Tuy nhiên xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm nay đã tăng so với cùng kỳ năm trước, tiếp nối đà tăng cao từ năm 2011 đến nay.
TỐC ĐỘ TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ (%). Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm 2015 so với năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã cao gấp trên 4 lần, bình quân 1 năm tăng tới 32,1%, cao hơn các con số tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong cùng thời gian (gấp 2,2 lần và tăng 17,5%/năm).

Trong 2 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả cao gấp nhiều lần so với tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (tăng 39% so với tăng 2,9%).

Kim ngạch xuất khẩu rau quả, nếu những năm từ 1998 trở về trước đơn vị tính chỉ ở mức “chục triệu USD”; từ năm 1999 cho đến năm 2012, tức là 14 năm, đơn vị tính cũng chỉ ở mức “trăm triệu USD”, thì năm 2013, lần đầu tiên, mặt hàng này đạt kim ngạch con số “tỉ đô”: 1,095 tỉ USD. Và  lần đầu tiên, rau quả  tham gia “câu lạc bộ” các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD trở lên.

Tuy tham gia muộn hơn nhiều mặt hàng khác, nhưng từ sau đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả lại tăng liên tục và khá nhanh (năm 2013 đạt gần 1,1 tỉ USD, năm 2014 đạt gần 1,49 tỉ USD, năm 2015 đạt trên 1,81 tỉ USD).

Xuất khẩu rau quả đạt được kết quả khả quan là do nhiều nguyên nhân, cả về sản xuất, xuất khẩu.

Về sản xuất, cây rau, quả đã tăng khá về diện tích gieo trồng. Riêng diện tích cây ăn quả lâu năm, nếu năm 1980 mới đạt 185,6 nghìn ha, năm 1990 đạt 281,2 nghìn ha, năm 2000 đạt 565 nghìn ha, năm 2010 đạt 779,7 nghìn ha, năm 2015 ước đạt trên 800 nghìn ha). Sản lượng một số loại cây ăn quả còn tăng với tốc độ cao hơn và hiện đạt được quy mô lớn (nho 20.700 tấn, xoài 688.900 tấn, cam quýt 736.100 tấn, nhãn 515.100 tấn, vải và chôm chôm 697.100 tấn,...). Diện tích rau, hoa cũng tăng nhanh, trong đó có một số loại đã xuất khẩu với khối lượng khá; ở Lâm Đồng đã xuất hiện khu trồng hoa không đất công nghệ cao.

Về xuất khẩu rau quả đã tăng cả về số loại, cả về khối lượng và cả về thị trường. Rau quả Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ, trong đó năm 2015 đã có 16 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD.

Tính đến tháng 1/2016 có 14 thị trường đạt trên 1 triệu USD. Lớn nhất là Trung Quốc (năm 2015 đạt 1,195 tỉ USD, chiếm tới 65,9% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước; tháng 1/2016 đạt 144,2 triệu USD, chiếm 72,3%, khả năng cả năm sẽ vượt xa năm trước). Tiếp đến là Nhật Bản năm 2015 đạt 74,1 triệu USD; tháng 1/2016 đạt 4,7 triệu USD. Hàn Quốc năm 2015 đạt 67 triệu USD, tháng 1/2016 đạt 5,8 triệu USD. Hoa Kỳ năm 2015 đạt 58,6 triệu USD, tháng 1/2016 đạt 7,8 triệu USD, khả năng cả năm nay sẽ vượt xa năm trước.

Trong khi đó, năm 2015, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đạt 40,4 triệu USD; Hà Lan 42,3 triệu USD; Malaysia 37,1 triệu USD; Thái Lan 32,4 triệu USD; Singapo 24,7 triệu USD; Nga 22,9 triệu USD; Australia 19,7 triệu USD; Hongkong 17,6 triệu USD; Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 16,3 triệu USD.

Tuy đạt được những kết quả tích cực như trên, nhưng xuất khẩu rau quả của Việt Nam cũng còn những hạn chế và đứng trước những thách thức không nhỏ.

Trước hết là kim ngạch xuất khẩu rau quả còn ở dưới tiềm năng và thế mạnh về đất đai, khí hậu, chủng loại rau quả của nước ta trong khi có nhiều loại đặc sản nổi tiếng như chuối ngự, nhãn lồng, vải thiều, xoài, nhiều loại bưởi, cam, thanh long...

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu đạt khá nhưng kim ngạch nhập khẩu rau quả cũng đã ở mức cao (năm 2010 là 294 triệu USD thì năm 2015 là 622 triệu USD) và 2 tháng năm 2016 đạt 107 triệu USD, tăng 46,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu (trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước giảm 6,6%).

Thị trường xuất khẩu tuy đã mở rộng nhưng vẫn còn tập trung chủ yếu vào thị trường, nhất là Trung Quốc, giống như “bỏ trứng vào một giỏ”. Điều này sẽ khiến rau quả xuất khẩu dễ gặp khó khăn.

Một vấn đề nữa là việc trồng cây ăn quả xuất khẩu cần được quy hoạch và khâu bảo quản, chế biến phải tốt nhằm tăng giá trị tăng thêm, hạn chế thiệt hại.

Theo chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập493
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại846,232
  • Tổng lượt truy cập92,019,961
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây