Học tập đạo đức HCM

Xây dựng chuỗi giá trị cho hạt gạo

Chủ nhật - 14/02/2016 21:23
(ĐTTCO)-Những ngày sau Tết Bính Thân 2016, nông dân các tỉnh ĐBSCL bước vào thu hoạch lúa đông xuân - vụ mùa chủ lực trong năm. Năm nay, thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh xuất hiện nhiều khiến năng suất lúa bị ảnh hưởng; ngoài ra, giá lúa dao động ở mức không cao nên lợi nhuận mà nông dân thu về không như mong muốn…

Chi phí tăng, lợi nhuận giảm…

Sáng 14-2 (mùng 7 Tết), nông dân Lê Văn Tám, ngụ ấp Hòa Quới, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã ra đồng thuê máy gặt thu hoạch 5 công lúa đông xuân. Nếu như vụ đông xuân năm ngoái, lúa trúng mùa năng suất đạt khoảng 1.000kg/công thì nay lúa bị giảm xuống chỉ còn 850kg/công.

“Vụ đông xuân này do nước lũ về thấp nên không có phù sa bồi đắp đồng ruộng, thiếu nước để tháo chua, rửa phèn, thải loại sâu bệnh… cộng với lượng mưa ít, nắng hạn nhiều nên không thuận lợi cho lúa phát triển. Mặc dù nông dân đã sử dụng nhiều loại phân thuốc phòng ngừa nhưng năng suất lúa vẫn giảm, trong khi chi phí sản xuất lại tăng”, ông Tám than.

Cạnh ruộng lúa ông Tám là khu đất gần 40 công của ông Lê Văn Minh (xã Hòa Tân) cũng vừa thu hoạch và bán cho thương lái với giá 4.600 đồng/kg (lúa tươi hạt dài).

Xây dựng chuỗi giá trị cho hạt gạo

Ông Minh tính toán: “Hồi trước Tết Bính Thân 2016 giá lúa tươi loại thường chỉ có 4.300 đồng/kg, lúa tươi hạt dài giá 4.500 đồng/kg… Sau tết, thương lái bắt đầu thu mua lúa trở lại với giá tăng khoảng 100 đồng/kg. Thấy giá nhích lên, nông dân mừng, nhưng do năm nay năng suất giảm nên đồng lời bị teo tóp. 40 công lúa đông xuân của tôi năm ngoái lời hơn 100 triệu đồng, còn năm nay mức lợi nhuận chỉ đạt 80 triệu đồng, giảm tới 20 triệu đồng…”.

Cùng cảnh ngộ trên, ông Lâm Văn Sáu, ngụ xã Thạnh Lộc, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), tâm sự: “Vụ đông xuân này, nông dân canh tác vô cùng vất vả bởi sâu bệnh nhiều, chuột cắn phá… nên phải ra đồng thường xuyên. Đến nay, lúa đã chín vàng và thương lái đặt cọc mua với giá dao động từ 4.500 - 4.600 đồng/kg (lúa tươi hạt dài), tính ra nông dân lãi khoảng 18-20 triệu đồng/ha”.

Tại cánh đồng lúa thơm ở xã Phú Đức, huyện Tam Nông (Đồng Tháp), nông dân vừa ăn tết, vừa phải theo dõi diễn biến thị trường lúa gạo. Ông Nguyễn Văn Xiêm Nhỏ có 8ha lúa thơm, bộc bạch: “Ở khu vực này thương lái mua lúa thơm (loại tươi, giống Jasmine) tại ruộng chỉ 4.700 đồng/kg, như vậy là thấp quá. Chưa kể năng suất lúa thơm năm nay chỉ đạt khoảng 6 tấn/ha, thấp hơn cùng kỳ từ 1- 2 tấn/ha khiến lợi nhuận chỉ còn hơn 15 triệu đồng/ha, mức này là không cao”.

Liên kết chuỗi giá trị

"Danh xưng “vựa lúa quốc gia” dành cho vùng ĐBSCL đã có từ lâu đời, nhưng nay cần nhận thức lại. Đã đến lúc người dân miền Tây không cần tự hào về mỹ từ “vựa lúa”, bởi tự hào mà chi khi những người làm ra thật nhiều nông sản để cung ứng cho toàn cầu mà dân ta vẫn còn khó khăn. Vì vậy cần phải tính toán hợp lý việc chuyển từ trồng lúa để ăn sang trồng lúa để bán, từ bát cơm đầy sang bát cơm ngon; cần thương mại hóa lúa gạo nhằm cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho nông dân để họ làm giàu…"

Trần Hữu Hiệp

Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ

Năng suất giảm, giá lúa không cao khiến nông dân lo lắng là chuyện đương nhiên; thế nhưng những hộ sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn” được doanh nghiệp bao tiêu vẫn đạt mức lợi nhuận hấp dẫn.

Ông Nguyễn Văn He, ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành (An Giang), tiết lộ: “Nông dân vùng này ký hợp đồng trọn gói với Công ty TNHH Lương thực Vĩnh Bình và sản xuất theo yêu cầu của công ty. Từ lúa giống, phân thuốc, vật tư… đều được công ty cung ứng 100%, đến khi thu hoạch thì trừ lại. Hiện công ty cho giá thu mua lúa khô (giống xuất khẩu) là 7.000 đồng/kg, tính ra nông dân có lời khoảng 25 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất riêng lẻ bên ngoài”.

Thật ra, mô hình sản xuất theo “cánh đồng lớn” có sự hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp là xu hướng tất yếu để phát triển nền sản xuất lúa gạo bền vững. Mô hình này đã chứng minh hiệu quả và được Bộ NN-PTNT cùng các tỉnh, thành vùng ĐBSCL khuyến cáo nhân rộng, nhưng đến nay việc phát triển chưa như mong muốn.

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL phân tích: “ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất lúa gạo của cả nước, mặc dù những năm gần đây diện tích đất lúa có giảm do ảnh hưởng đô thị hóa, công nghiệp hóa… nhưng nhờ ứng dụng tốt giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật… nên đã góp phần tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu.

Mặt được là vậy, nhưng trước những diễn biến của thời tiết khắc nghiệt, biến đối khí hậu tác động sẽ khiến sản xuất lúa gạo ngày càng cam go hơn; do đó cần phải nhanh chóng tìm ra mô hình canh tác mới phù hợp. Sau thời gian thử nghiệm cho thấy “cánh đồng lớn” là hướng đi đúng, vì vậy tùy theo từng vùng, từng nơi mà chúng ta nhân rộng việc sản xuất lúa theo “cánh đồng lớn”, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ lúa gạo theo chuỗi giá trị thì mới bền vững được”.

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh cũng lưu ý: “Nông nghiệp sẽ chịu áp lực lớn trong tiến trình hậu WTO, TPP và tác động biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Nếu không có giải pháp từ bây giờ sẽ rất khó tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để phát triển nền sản xuất lúa gạo bền vững trong tương lai. Việc liên kết 4 nhà, xây dựng chuỗi giá trị cho lúa gạo cần tính toán nhân rộng. Làm được điều này, ngành chức năng phải tổ chức lại sản xuất, tập hợp nông hộ nhỏ lại để hình thành nền sản xuất lớn theo hướng liên kết với doanh nghiệp. Song song đó, tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bằng việc dạy nghề cho 1/3 lao động nông thôn để làm nông dân, 2/3 lao động nông thôn còn lại thì học nghề phi nông nghiệp để tìm việc làm khác nhằm tăng thu nhập. Nguyên nhân, là làm nông nghiệp bây giờ đã được cơ giới hóa, sử dụng máy móc nên không cần nhiều lao động thủ công”.

Theo các nhà chuyên môn, để xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo thành công cần phát huy vai trò kinh tế hợp tác. Do đó, cần có cơ chế hỗ trợ phát triển các hợp tác xã kiểu mới để tập hợp nông dân. Hợp tác xã sẽ đại diện cho nông dân ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, tổ chức các dịch vụ chung, như: cung ứng vật tư, dịch vụ bảo vệ thực vật, hệ thống sấy, bảo quản, tạm trữ, tìm đầu ra cho sản phẩm… Hợp tác xã sẽ góp phần làm giảm chi phí đầu vào, tăng chất lượng lúa gạo và tăng giá bán giúp nông dân được lợi trong chuỗi giá trị…

Theo SGĐT

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Hôm nay64,189
  • Tháng hiện tại894,916
  • Tổng lượt truy cập92,068,645
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây