Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu gạo 9 tháng đạt gần 5 triệu tấn, tăng 23,2% giá trị

Thứ bảy - 06/10/2018 08:21
Khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng đạt gần 5 triệu tấn với kim ngạch 2,5 tỷ USD, tăng 8,5% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 9 năm 2018 đạt 443.000 tấn, với giá trị đạt 212 triệu USD. Điều này đã đưa khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng đạt gần 5 triệu tấn với kim ngạch 2,5 tỷ USD, tăng 8,5% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 23,2% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 8 tháng đạt 1,02 triệu tấn với 529,9 triệu USD, giảm 34,9% về khối lượng và giảm 24,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là Indonesia, Iraq, Philippines và Malaysia.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng đạt 504 USD/tấn, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Về loại gạo xuất khẩu, trong tháng 8/2018, giá trị xuất khẩu gạo trắng 5% tấm chiếm 38,5% tổng kim ngạch, gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 29,3%, gạo nếp chiếm 8% và gạo Nhật (Japonica) chiếm 7%. Thị trường xuất khẩu gạo thơm và gạo Jasmine là Ghana. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo nếp lớn nhất của Việt Nam, chiếm 69% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo, thị trường lúa gạo trong nước sẽ khởi sắc trong quý IV do nhu cầu nhập khẩu gạo tăng của các nước Phillipines, Hàn Quốc, Nigeria và Ai Cập, Indonesia tăng.

Do ảnh hưởng của siêu bão Mangkhut đã làm tổn thất khoảng 250.000 tấn lúa tại Phillipines, giá gạo nội địa tại nước này hiện cao hơn 15 - 20% so với giá cùng kỳ năm ngoái. Do đó, Chính phủ Phillipines sẽ sớm nhập khẩu thêm gạo theo cả hợp đồng chính phủ (G2G) và tăng hạn ngạch nhập khẩu cho các doanh nghiệp tư nhân, để sớm bổ sung kho dự trữ trữ và ổn định giá gạo trong nước.

Chính phủ Hàn Quốc sẽ nhập khẩu thêm 350.000 tấn gạo để dự trữ trong nước và hỗ trợ quốc tế.

Tại Nigeria, lũ lụt tàn phá 21.000 ha lúa (tương đương với 168.000 tấn gạo) sắp thu hoạch đã khiến giá gạo tại nước này tăng đột biến. Tuy Chính phủ Nigeria đã ra lệnh cấm nhập khẩu gạo từ đầu năm nay, nhưng trước nguồn cung hạn hẹp trong nước, nước này có thể sớm phải nhập khẩu thêm gạo.

Ai Cập cũng vừa đồng ý sẽ nhập khẩu 1 triệu tấn gạo trắng từ Việt Nam trong 3 - 4 tháng tiếp theo sau khi cắt giảm diện tích canh tác lúa do thiếu nước.

Xuất khẩu gạo sang Indonesia trong tháng tới cũng được dự báo chững lại khi chính phủ Indonesia vừa hủy quyết định nhập khẩu 600.000 tấn gạo, sau khi Bộ Nông nghiệp nước này dự bảo sản lượng gạo năm nay đạt 83 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với năm ngoái.

Trong khi đó, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong tháng tới có thể chững lại do từ cuối tháng 9/2018, một số tỉnh như Vân Nam, Cát Lâm đã bắt đầu vào vụ thu hoạch, nguồn cung trong nước sẽ tăng.

Tuy nhiên, nguồn cung gạo trong nước đang bị ảnh hưởng do mùa lũ năm nay tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nước lớn hơn năm ngoái. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động nguồn nguyên liệu, đồng thời, tập trung thu mua lúa dự trữ chuẩn bị cho các đơn hàng xuất khẩu cuối năm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động làm việc với các nước nhập khẩu xác định nhu cầu để định hướng tốt cho sản xuất.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo trong các tháng cuối năm của các thị trường truyền thống tăng nhưng cũng có sự cạnh tranh cần lưu ý trong quý 4/2018. Đó là sự cạnh tranh về giá với Thái Lan, Ấn Độ vì giá gạo các nước giảm bởi đồng tiền của họ đang suy yếu so với đồng đô la Mỹ. Hay sự cạnh tranh với Ấn Độ khi Trung Quốc cho phép 19 doanh nghiệp được xuất khẩu gạo vào nước này. Thái Lan cũng vừa ký với Trung Quốc cung cấp 10.000 tấn gạo. Đây là những vấn đề Việt Nam sẽ phải trực tiếp cạnh tranh.

 

Bích Hồng (TTXVN)
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập876
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm875
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,035
  • Tổng lượt truy cập93,146,699
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây