Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp xuất khẩu trái cây có nguy cơ mất khách hàng

Thứ hai - 02/08/2021 05:59
Nếu phải ngưng hoạt động thu mua, xuất khẩu trong thời gian dài, các nhà nhập khẩu sẽ tìm đối tác mới. Sau dịch, nhiều doanh nghiệp sẽ mất mối, mất thị trường.

Nguy cơ mất bạn hàng

Tại tỉnh Long An, UBND tỉnh vừa ban hành văn bản yêu cầu từ đến 16 giờ ngày 31/7, người lao động, thu hái, vận chuyển thanh long phải có kết quả âm tính test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 hoặc xét nghiệm RT-PCR.

Theo UBND tỉnh Long An, hiện tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên địa bàn huyện Châu Thành. Tại Thị trấn Tầm Vu hiện có 9 ca F0 ngoài cộng đồng chưa rõ nguồn lây, chủ yếu là người làm việc trong các kho thanh long và lưu trú tại các nhà trọ trên địa bàn xã, thị trấn. Tuy nhiên, nhiều đơn vị cho rằng rất khó khăn để xét nghiệm hay test nhanh hết tất cả nhân công thu hoạch thanh long.

Nhiều vườn thanh long dang bắt đầu vô đợt thu hoạch mới. Ảnh: Minh Đảm.

Nhiều vườn thanh long dang bắt đầu vô đợt thu hoạch mới. Ảnh: Minh Đảm.

Tại Tiền Giang, ông Mai Công Tiếp, Giám đốc Công ty Lức Tím chuyên thu mua thanh long cho biết: Hiện giá thanh long giảm mạnh chỉ còn 3.000 – 4.000 đồng/kg. Trước đây, mỗi ngày công ty thu mua gần 200 tấn thanh long nhưng bây giờ chỉ thu được 30 – 40 tấn/ngày.

"Chúng tôi rất muốn thu mua để giải quyết đầu ra cho nông dân nhưng không được. Nguyên nhân do ảnh hưởng của Chỉ thị 16, không cho tụ tập trên 2 người, rồi lệnh giới nghiêm cấm ra đường sau 18 giờ nên hoạt động rất khó khăn”, ông Tiếp nói.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, HTX đang thu mua thanh long không đảm bảo “3 tại chỗ” phải đóng cửa một phần vì chỉ thị, một phần vì lo ngại dịch bệnh. Như tại tỉnh Long An, tỉnh này đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị thu mua thanh long không đảm bảo “3 tại chỗ” phải tạm ngưng hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Tư Em, chủ cơ sở thu mua thanh long tại xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cho biết, đã đóng cửa kho thanh long 10 ngày nay vì sợ lây lan dịch bệnh Covid-19. Vườn cây thanh long của gia đình ông cũng đang bị bế tắc đầu ra.

Nhiều cơ sở thu mua thanh long muốn hoạt động phải đảm bảo '3 tại chỗ'. Ảnh: Minh Đảm.

Nhiều cơ sở thu mua thanh long muốn hoạt động phải đảm bảo "3 tại chỗ". Ảnh: Minh Đảm.

“10 người thì nghỉ hết 7 người, còn chỉ 3 người mua thanh long. Tôi nghỉ không dám mua, sợ dịch bệnh vì bây giờ mấy kho thanh long có người nhiễm bệnh. Bây giờ xe đi khó khăn, vất vả. Tài xế cũng không dám đi nữa. Người trồng bây giờ bán không được thì lỗ. Giá thanh long đỏ, trắng nay thấp lắm, còn 2.000 - 3.000 đồng/kg. Số lượng người mua ít quá đi nên tiêu thụ không hết, bị đọng hàng”, ông Tư Em cho biết.

Theo đại diện một nhà máy chuyên thu mua, sơ chế 30 – 40 tấn trái cây tươi xuất khẩu mỗi ngày tại tỉnh Tiền Giang: Nếu phải ngưng hoạt động trong thời gian dài sẽ rất khó khăn bởi vì các đối tác nước ngoài cung ứng vào siêu thị đã niêm yết giá và phải cung ứng liên tục. Do đó, các nhà nhập khẩu sẽ tìm đối tác mới. Sau dịch, nhiều doanh nghiệp sẽ mất mối, mất thị trường.

Đại diện doanh nghiệp này cho biết thêm: Công ty không nằm trong khu công nghiệp và cũng cố gắng thực hiện "3 tại chỗ", giảm hơn 50% người lao động và đã cách ly với bên ngoài hơn 21 ngày.

"Từ đây đến ngày 5/8, chúng tôi không thu hàng nữa, chỉ xử lý hàng tồn, đơn hàng cũ. Thời gian tới, không chỉ doanh nghiệp mà nông dân cũng thiệt hại. Bởi nhiều loại trái cây đang vào mùa cũng như sắp vào mùa thanh long”.

Thanh long chỉ còn 3.000 - 4.000 đ/kg

Hiện nay, cùng chung cảnh ngộ với nhiều loại nông sản khác, trái thanh long tại ĐBSCL đang gặp khó khăn ở đầu ra.

Tỉnh Long An và Tiền Giang là địa phương có diện tích cây thanh long lớn nhất, khoảng 21.000 ha. Trong đó, tỉnh Long An gần có gần 12.000 ha tập trung tại huyện Châu Thành; Tiền Giang có trên 9.000 ha, huyện Chợ Gạo là thủ phủ thanh long của địa phương này.

Tại Tiền Giang, nông dân Đỗ Văn Hà ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo có 500 gốc thanh long ruột đỏ đang thu hoạch buồn bã nói: “Lái mua được 5.000 đồng/kg. 500 gốc của tôi đợt này chắc được 3 tấn. Mà với giá này lỗ chắc rồi”.

Theo ông Văn Tấn Phương, Phó Giám đốc HTX Thanh long Mỹ Tịnh An, (xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo), thời gian này, thanh long cho trái theo mùa nên sản lượng ít. Mỗi vườn khoảng vài trăm ký, không nhiều như lúc xông đèn.

Nhiều vườn thanh long đã bắt đầu chín. Ảnh: Minh Đảm.

Nhiều vườn thanh long đã bắt đầu chín. Ảnh: Minh Đảm.

Những thành viên có liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, HTX vẫn thu mua hàng đạt chuẩn xuất khẩu với giá sàn 10.000 đồng/kg. Nếu bao tiêu cả vườn thì 5.000 – 7.000 đồng/kg tuỳ vào số lượng hàng đạt chuẩn nhiều hay ít.

Còn tại Long An, theo chia sẻ từ ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Long An, hiện tại chuyến hàng trước còn lênh đênh trên biển chưa cập bờ được. Còn đợt hàng này sắp đến ngày thu hoạch nhưng đầu ra bây giờ rất bấp bênh do tình hình dịch bệnh đi lại khó khăn.

Bên cạnh đó, phía thương nhân Trung Quốc đang lưỡng lự không biết có nhập hàng nữa không. Hiện giá mua thanh long hàng đẹp ngoài vườn dao động từ 5.000 – 6.000 đồng/kg, hàng xô trung bình chỉ khoảng 3.000 - 4.000 đ/kg. Hàng đẹp nhất, tuyển chọn tại kho cũng chỉ có giá 14.000 đồng/kg, nhưng số lượng này rất hiếm.

“Vấn đề xe luồng xanh thời gian qua rất khó đăng ký, do tình trạng nghẽn mạng thường xuyên. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp chỉ được đăng ký 2 xe nên vận chuyển số lượng có hạn. Trong khi đó, hai ngày nữa là đến đợt thu hoạch mới, dự kiến sản lượng khoảng 15.000 tấn. Hiện giờ nhiều doanh nghiệp đang rất lo lắng. Hiệp hội cũng đang bàn giải pháp để tiêu thụ số lượng hàng này”, ông Nguyễn Quốc Trịnh ái ngại.

Do vấn đề dịch bệnh Covid-19 phức tạp, số ca nhiễm tăng nên tỉnh Tiền Giang đã chủ trương tạm dừng hoạt động đối với tất cả các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, kể cả trong và ngoài các khu - cụm công nghiệp kể từ ngày 5/8 tháng tới đây. Trong đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu mua, chế biến xuất khẩu trái cây tươi.

MINH ĐẢM/Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập164
  • Hôm nay28,453
  • Tháng hiện tại296,076
  • Tổng lượt truy cập92,673,740
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây