Học tập đạo đức HCM

Có tàu to, ngư dân mừng ít, lo nhiều

Thứ tư - 19/10/2016 00:16
Nghị định 67 của Chính phủ đã thực sự tạo nên bước đột phá, giúp bà con ngư dân vững tin, vươn khơi. Thế nhưng, thay vì mừng, tâm trạng của các chủ tàu giờ đây lại trở nên bồn chồn lo âu. Bởi vì đã tới thời hạn phải trả nợ, nhưng ngư dân vẫn bị kẹt hàng trăm triệu tiền thuế giá trị gia tăng. Vì chính sách ban hành nhưng giải quyết không thông suốt nên bà con đang bị đưa vào diện nợ xấu, cắt ưu đãi.

Khổ sở vì chính sách

Tại cửa biển Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi, ngư dân Nguyễn Văn Sáu chạy tới chạy lui để "nói khó" với ông Nguyễn Sơn, chủ xí nghiệp gỗ Điền Phong về số tiền 160 triệu đồng đang nợ xưởng gỗ là tiền thuế giá trị gia tăng. Thấy chờ quá lâu nhưng Nhà nước không hoàn thuế, ông Sáu đành phải đi vay mượn trả dần nợ. Nhưng bốc bên này trả bên kia thì càng thêm nợ lãi mẹ đẻ lãi con.

Bên cạnh đó, ông Sáu còn nợ thuế của công ty bán máy tàu là 160 triệu, nợ hãng quét nhựa composite 20 triệu, nợ thuế ngư lưới cụ 200 triệu, công ty phun hầm, vỏ 70 triệu... Trong danh sách nợ này thì có nơi chờ ông Sáu hoàn thuế, nhưng có nơi hằng ngày đến đòi tiền, vì đã quá lâu.

Sau một năm ngóng cổ chờ được hoàn thuế, nhưng vẫn im hơi lặng tiếng, trong khi thời hạn trả nợ đã bắt đầu. Ngân hàng đánh động chủ tàu chuẩn bị trả lãi. Vậy là ông Sáu phải chạy ngút hơi 60km từ Sa Huỳnh ra tỉnh Quảng Ngãi để nộp đơn cho các cơ quan, ban, ngành ở tỉnh Quảng Ngãi để kêu cứu.

Ông Nguyễn Sáu từng là nhân vật được báo chí biểu dương vì thành tích đóng tàu theo Nghị định 67 lẹ nhất trong cả nước. Cuối năm 2014, tàu cá của ông đã được hạ thủy. Bí quyết để đóng tàu nhanh, đó là ông Sáu tự trích tiền ra đóng tàu, song song với đó là chạy thủ tục, không cần chờ xong giấy tờ mới đi đóng tàu. 

Tổng số tiền thi công chiếc tàu vỏ gỗ trị giá 6,4 tỷ đồng, ông Sáu phải hoàn thuế 640 triệu đồng. Đó là số tiền phát sinh mà ông Sáu không ngờ tới. Chủ xưởng tàu thông cảm và đồng ý cho ông Sáu nợ. Ông Sáu cho biết: "Nghe nhiều cơ quan hứa lắm, cứ tưởng là sớm nhận lại tiền, ai dè bây giờ phải lãnh nợ. Gia đình phải đi bốc nóng trả dần, thêm lãi mẹ đẻ lãi con".  

Ông Sáu và nhiều ngư dân khác hiện lâm vào tình cảnh dở khóc dở mếu do bị nợ tiền thuế và đang rất bối rối. Vì sau hơn một năm, kể từ ngày hạ thủy, ngân hàng đã bắt đầu thu nợ. Trong phương án trả nợ của chủ tàu, ngoài nguồn thu từ khai thác hải sản còn cơ cấu trả nợ từ nguồn hoàn thuế giá trị gia tăng và nguồn chính sách hỗ trợ ngư dân tham gia khai thác, nuôi trồng hải sản.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại cứ thẳng tay thực hiện theo đúng lộ trình thu hồi vốn. Chủ tàu không nhận được tiền hoàn thuế nên bắt đầu bị đưa vào diện nợ xấu, từ đó, các chính sách hỗ trợ đi kèm sẽ bị khóa lại.

Cái này là cái... không biết

Theo quy định của Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản thì tàu cá của ngư dân có tổng công suất máy chính từ 400 mã lực trở lên thì được hoàn lại toàn bộ tiền thuế giá trị gia tăng. Quy định là vậy, nhưng cho đến nay, việc triển khai hoàn thuế trên địa bàn các tỉnh nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng vẫn "dẫm chân tại chỗ".

Cuộc họp gần đây nhất vào ngày 23-3-2016 tại tỉnh Quảng Ngãi để tháo gỡ một số vướng mắc trong việc vay vốn Nghị định 67, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương (lúc đó là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chủ trì đã có những đề nghị sớm thực hiện lộ trình hoàn thuế cho bà con ngư dân. Lệnh của trên là vậy, còn ngư dân thì vẫn tiếp tục chờ đợi.

Ông Lê Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã có báo cáo với UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc có nhiều văn bản hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng đối với tàu cá khai thác xa bờ nói chung và tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 nói riêng. Nhưng thực tế là ngành thuế không giải quyết được trường hợp cụ thể nào, gây bức xúc và thiệt thòi cho bà con. Hiện nay, một số tàu đang đóng, tiền vật liệu được ghi trên hóa đơn thấp hơn thực tế rất nhiều, điều này đã gây không ít khó khăn cho ngư dân. Hơn nữa, danh mục, trang thiết bị, vật tư để đóng tàu cá rất nhiều, nhưng không có hướng dẫn cụ thể loại nào được miễn thuế giá trị gia tăng. 

Nhắc chuyện danh mục hướng dẫn của ngành thuế, ông Sơn đề cập đến việc đã từng cầm trên tay một xấp văn bản chi chít những con số và phép tính từ tay ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Ông Hoàng lắc đầu bảo "đọc nhưng không hiểu gì". Ông Sơn xem qua vài trang nhưng cũng đành chịu và kết luận: "Trước đây, tôi chuyên làm bên lĩnh vực tài chính, vậy mà nhìn vô đây chả hiểu được gì, huống chi là bà con ngư dân!"

Lê Văn Chương
baobienphong.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay28,266
  • Tháng hiện tại803,544
  • Tổng lượt truy cập91,977,273
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây