Học tập đạo đức HCM

Chợ lạ mùa lũ ở An Giang: Chẳng bán thịt, cá, rau xanh, chỉ bán cỏ

Thứ hai - 29/10/2018 09:23
Từ lâu, chợ cỏ Ô Lâm (xã Ô Lâm) trở thành một trong những chợ độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang). Gọi là chợ nhưng không bán rau, thịt hay cá… mà chỉ bán cỏ. Cỏ được cắt ở nhiều nơi, buộc thành từng bó, chất đầy ghe rồi chở về đây bán cho các hộ chăn nuôi gia súc trong và ngoài địa phương.

Chợ... chỉ bán-mua toàn cỏ

Chợ hoạt động quanh năm nhưng xôm tụ nhất vào mùa nước nổi. Hàng ngày, chợ bắt đầu nhóm họp vào buổi trưa. Từ 10 giờ sáng, chợ bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên với cảnh mua, bán “ì xèo”. Dưới dòng kênh Ninh Phước, các ghe, xuồng chở đầy cỏ từ các đồng ngập nước xung quanh tập trung về đây.

Trên bờ đủ các loại phương tiện, từ xe đạp, xe gắn máy, xe 3 bánh... đến xe bò không biết từ khi nào đã “tề tựu” về đây đông đủ. Đa số người dân đến mua, bán ở chợ này đều là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, họ đến đây để mua cỏ về cho trâu, bò ăn. Khoảng 2 - 3 giờ chiều, chợ bắt đầu thưa dần khi người mua đã có được trong tay những bó cỏ ưng ý.

 cho la mua lu o an giang: chang ban thit, ca, rau xanh, chi ban co hinh anh 1

Công việc cắt cỏ rất khó khăn, cực nhọc

Chợ cỏ Ô Lâm có từ khi nào người dân ở đây không nắm rõ. Chỉ biết trước đây, khi người dân miền núi bắt đầu phát triển chăn nuôi, trong đó chủ yếu là trâu và bò. Nguồn thức ăn tự nhiên dần khan hiếm, đặc biệt là mùa nước nổi, trong khi rơm khô lại nghèo dinh dưỡng, không đủ cung cấp cho bò ăn.

Người dân xã Ô Lâm bắt đầu lấy xuồng, ghe đi đến những địa phương khác để tìm cỏ cho bò ăn. Do số lượng cỏ cắt nhiều, họ bán lại cho các hộ lân cận có nhu cầu. Thấy việc mua, bán mang về nguồn thu nhập tương đối ổn định nên nhiều người rủ nhau đi cắt cỏ về để bán lại cho người có nhu cầu. Từ đó, chợ cỏ được hình thành và duy trì đến hôm nay. Cũng từ đây, cắt cỏ trở thành nghề nuôi sống nhiều thế hệ gia đình ở xã Ô Lâm.

 cho la mua lu o an giang: chang ban thit, ca, rau xanh, chi ban co hinh anh 2

Chợ cỏ Ô Lâm nhóm họp chủ yếu vào buổi trưa.

Chợ cỏ dần trở thành điểm đến quen thuộc của bà con nông dân, không chỉ đối với người dân trong xã mà còn ở các xã lân cận của huyện Tri Tôn như: An Tức, Cô Tô... Các hoạt động giao dịch mua, bán ở đây được chia thành 3 loại: cắt cỏ dành cho bò đang nuôi ăn, số dư thừa thì bán; dân chuyên làm nghề cắt cỏ để mưu sinh, bán lẻ từng bó; dân cắt cỏ đếm bán lại cho thương lái.

Dù là loại nào, không khí mua, bán diễn ra hết sức vui vẻ, không ai trả giá dù chỉ 1 đồng. Bà Thi Thon (một trong những bạn hàng “thân thiết” của chợ cỏ) cho biết: “Mỗi ngày, tôi tranh thủ đến sớm để mua cỏ về cho 5 con bò ăn. Ở đây, mọi người quen mặt với nhau nên việc mua, bán diễn ra nhanh chóng. Bình thường, tôi mua khoảng 10 bó. Ngày nào làm dư dả chút đỉnh thì mua nhiều hơn, khoảng 20 bó để cho bò ăn dần”.

Thêm thu nhập vào mùa lũ

Đa phần người theo nghề cắt cỏ là những hộ không có nghề nghiệp ổn định, không vốn sản xuất nên bỏ công ra cắt cỏ và bán lại cho người có nhu cầu, để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống, nhất là trong mùa lũ.

Theo ông Chau Suol (người có thâm niên làm nghề cắt cỏ ở xã Ô Lâm), công việc cắt cỏ rất khó khăn và cực khổ. Mỗi ngày, từ 4 giờ sáng ông đã chuẩn bị dụng cụ để đi cắt ở đồng xa. Còn vợ ông phải chuẩn bị cơm nước để mang theo.

“Lúc trước, cỏ ở đây mọc rất nhiều, chỉ cần đi rảo quanh trong xóm là có cỏ để bán. Nhưng hiện giờ phải đi xa mấy chục cây số, có khi phải xuống tận Hòn Đất, Kiên Lương (Kiên Giang) để cắt cỏ đem về” - ông Suol cho biết.

Hiện nay, mỗi ngày, gia đình ông Suol cắt khoảng 100 bó cỏ, đem về chợ bán với giá 10.000 đồng/3 bó. Sau khi trừ chi phí, mỗi ngày kiếm được khoảng 200.000 đồng.

Bà Neang Hai cho biết thêm: “Gia đình tôi chỉ có vài công đất ruộng vốn không đủ sống, nên hàng ngày, vợ, chồng kéo nhau đi cắt cỏ, vừa kiếm thức ăn tươi cho đôi bò, vừa cải thiện thêm thu nhập”.

Hoạt động của chợ cỏ Ô Lâm được xem như mô hình làm ăn mùa nước nổi, giúp người dân có công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình.

 
Theo Đình Đức (TTMT)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay29,581
  • Tháng hiện tại857,327
  • Tổng lượt truy cập83,032,797
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây