Học tập đạo đức HCM

Con gà mái một chân

Chủ nhật - 01/07/2018 22:38
Tính đến cái Tết này, con gà mái nhà tôi đã đẻ được không biết bao nhiêu lứa, lứa nào cũng hơn chục con. Má tôi mỗi lần nhìn con gà mái đi khập khễnh trước sân đều chặc lưỡi nói: “Coi vậy mà đẻ sai hết biết. Thiệt là có tật có tài”. Chuyện con gà mái một chân nhà tôi kể ra cũng dài dòng lắm bởi lẽ nó liên quan đến nhiều người. Người có liên quan nhiều nhất là anh rể tôi.

truỵen ngan

Chị Hai tôi lấy anh Hai hồi ba má tôi còn nghèo lắm. Đám cưới con gái đầu lòng mà chỉ dám mời họ hàng và vài mươi người khách. Chị Hai tôi về nhà chồng trong tâm trạng nửa cười nửa khóc. Cười vì lấy được người mình yêu thương. Còn khóc vì hôm họ nhà trai qua đón dâu, thấy gia đình tôi quá nghèo nên không ít người mỉa mai rẻ rúng ra mặt. Mà ba má tôi không nghèo sao được khi chỉ có hai người lại phải nuôi bảy tám miệng ăn. Một năm còn phải hêm ba cái đám giỗ hương hỏa. Ba má tôi như già đi hơn cả chục tuổi. 

Về nhà chồng hơn một năm, chị Hai tôi không chịu được cảnh gia đình chồng xem con dâu như người ở trong nhà khỏi trả tiền thuê mướn, nhất là sau khi chị sinh đứa con gái đầu lòng. Cho là nữ sanh ngoại tộc, sợ không có người nối dõi tông đường nên cứ tiếng chì, tiếng bấc, trong nhà không lúc nào yên ổn. Thêm mấy cô em chồng sợ chị dâu sau này chia phần, chia của nên hùa theo người lớn thay nhau nói hành nói tỏi… Vậy là khi theo chồng về làm dâu chỉ có cái vali đựng hành trang thì chị tôi trở về nhà cũng chỉ cái vali ấy. Khác hơn là nó đã ngả sang màu trắng bạc với đứa con gái trên tay chị. Anh Hai tôi thương vợ nên cùng theo chị về năn nỉ ba má tôi cho tá túc chờ con cứng cáp rồi tính sau. Thấy con gái khổ, nhìn con rể cũng thương vợ thực bụng nên ba má tôi bất chấp lời ra tiếng vào đâm ngang hông một cái chái vừa đủ kê chiếc giường và một bộ bàn ghế cho anh chị tôi ở tạm. Nhiều người lúc đó vẫn hay khuyên ba tôi: Quân tử lông chân, tiểu nhân lông ngực. Tụi này thấy thằng rể ông trên ngực lông lá xồm xoàm e không phải là trượng phu đâu. Nuôi dâu thì dễ chớ chứa rể thì khó. Ông nên tính cho kỹ lại!”. Ba tôi chị ậm ừ cho qua chuyện. Ông thường hay nói với má tôi: “Con dại cái mang. Hồi con Lành nó thương thằng Hoán, tôi đã nhìn thấy cái gia đình đó không dễ làm dâu nhưng con cái lỡ rồi thì mình chịu. Lỡ trót thì trót cho trọn bà à!”. Má tôi tính hiền như cục đất. Sống với ba tôi có bảy mặt con nhưng cũng y như hồi mới cưới về. Ba tôi nói sao thì má nghe vậy. Đúng cũng chẳng có ý thêm vào mà sai cũng không một lời bàn ra. 

Mấy anh em tôi lần lượt lớn lên cùng với bé Thảo Ngọc và cả sự nở nồi của anh chị Hai tôi. Cái chái bên hông nhà ngày nào ba má tôi cho anh chị Hai nương náu qua ngày giờ đã thành một căn nhà vững chãi với đầy đủ tiện nghi. Xin bạn đọc bình tĩnh, tôi sẽ kể chuyện con gà mái một chân sau vì chuyện anh chị Hai tôi chưa thể dừng lại ở đây. Lẽ ra lúc chị Hai tôi quay về, ba tôi bình tĩnh hơn chút nữa thì không đến nỗi nào. Nhưng do cháu ngoại thương dại thương dột, cháu nội không vội gì thương và giận cá chém thớt nên ba tôi không hề nói tiếng phải quấy gì với sui gia. Bên này thì cho con gái mình đúng. Bên kia thì bảo con dâu không phải. Chuyện đúng sai ai nấy đều để trong bụng mà không chịu có một lần ngồi lại với nhau. Lâu ngày thành tiệt đường qua lại. 

Anh em tôi ngày lớn, có điều kiện phụ tiếp chuyện nhà nên gia đình tôi ngày cũng khá hơn. Bữa xin trả lại sổ nghèo, má tôi thực tế nên chỉ nói: “Tiểu phú do cần, đại phú do thiên” nghe các con. Ba tôi thì cho rằng tại con Thảo Ngọc - cháu ngoại mình hợp tuổi nên gia đình mới được như ngày nay. Ông thương Thảo Ngọc nhiều khi hơn cả anh em tôi. “Thôi mấy con à, tội nghiệp cháu bây từ nhỏ có ông bà nội mà cũng như không”. Má tôi nói vậy và chúng tôi vẫn tin má đúng trong những chuyện đại loại như vậy. 

Có của ăn của để, anh Hai tôi đâm ra hư đốn. Thật ra chuyện hư đốn của anh Hai tôi cũng không có gì là quá đáng lắm nếu như đừng lôi kéo ba má tôi can dự vào. Mùng Hai Tết, khách khứa trong nhà rần rần. Đang tiệc tùng vui vẻ, đùng một cái có hai ba người tìm tới nhà đòi nợ. Thì ra, suốt đêm mùng Một anh Hai tôi vùi đầu vào sòng bạc tới sáng. Đã thua trắng tay lại còn vay nợ chơi tiếp. Nợ nần lên đến cả chục triệu… Chuyện đòi nợ rồi đâm ra cự cãi khiến ba tôi giận run cả người. Ly rượu trên tay ba tôi chực rơi xuống đất. Chị Hai tôi vật vã đòi chết lên chết xuống. Không khí trong nhà đang vui chợt buồn như có đám tang. Chiều hôm đó, khách khứa về hết, không khí trong nhà ngột ngạt hơn. “Tụi bây có đi đâu thì đi. Tao dứt khoát không chứa thêm một ngày một bữa nào trên mảnh đất này. Nhà này từ xưa tới giờ có nghèo nhưng chưa ai tới nhà đòi nợ vào lúc tết nhứt như vầy. Tụi bây bôi tro trát trấu vào mặt tao. Nhụt với bà con láng giềng quá là nhụt đi!”. Chưa bao giờ chúng tôi phải ăn một cái tết ảm đạm như thế này. Má tôi thì hết lời khuyên chồng lại quay sang khuyên chị Hai tôi. Chỉ một đêm không ngủ được mà sáng ra ai nấy thần sắc suy sụp rõ rệt. “Thôi ông à, chuyện dĩ lỡ như vậy rồi. Chẳng lẽ ở đời mỗi lần đạp là một lần chặt chân sao. Nghĩ như ông vậy, suốt cả đời người có bao nhiêu chân mới chặt cho đủ”. 

Chúng tôi thương chị Hai nên cũng xúm lại năn nỉ ba tiếp má. Còn Thảo Ngọc thì chưa hiểu hết chuyện gì, nghe ông nội lớn tiếng đuổi ba má ra khỏi nhà nên cũng khóc hoài không ai dỗ nín. Nói mãi rồi ba tôi cũng nguôi ngoai. Sáng mùng Ba, ông không cho đứa nào ra khỏi nhà. Trước bàn thờ tổ tiên, ông bắt hết cả nhà quỳ xuống nghe ông khấn vái. “Con vì quá thương con thương cháu mà để cho thằng rể làm nhụt đến tổ tiên, ông bà ngay trong ngày Tết. Nay con và cả nhà giập đầu xin tổ tiên thứ tội”. Giọng ông vang lên choáng ngợp cả gian nhà rộng lớn, trầm rung đến nổi mấy cánh mai trên bàn thờ như muốn vặn mình rủ hết những cánh hoa còn vàng rực. Mấy đứa tôi phải quỳ gối lạy tạ tàn hết tuần nhang mới được ba cho đứng dậy. 

Xong tuần nhang, ba tôi biểu má đem tấm thớt và con dao đặt lên chiếc bàn khách giữa nhà. Cả nhà hết hồn nhìn nhau không biết ông làm gì. “Đem con gà mái tơ chuẩn bị cúng hạ nêu ra đây!”. Đôi chân tôi tê cứng vì quỳ lại giờ càng thêm run lẩy bẩy. Má tôi mang con gà lên. Ba tôi nắm chặt con gà đặt lên thớt chặt một cái thật mạnh. “Vì thương con cháu mà thằng Năm Nghĩa này đành nuốt nhục vào lòng bỏ qua mọi chuyện. Nhà này trở đi, bất kỳ ai bài bạc đâm ra nợ nần thì tao chặt thẳng tay như chặt chân con gà này”. Tất nhiên má tôi phải lo con gà khác thay cho mâm cúng hạ nêu nhưng cả nhà nhẹ nhõm vì trút được gánh nặng. 

Con gà mái một chân nhà tôi vẫn bình an lớn lên như bao con gà khác. Má tôi có vẻ mến nó lắm. Một chân kia của nó mất là chịu thay cho nỗi buồn của gia đình. Anh Hai tôi sau lần hồn vía lên mây đó bỏ hẳn bài bạc. Một lá cũng không dám liếc mặt ngó tới. Chị Hai tôi Tết này có thêm một thằng Cu Tý kháu khỉnh. Nghe đâu, ra Giêng anh chị sẽ cất lại một căn nhà khác rộng rãi hơn. Chiều ba mươi Tết, cả nhà ngồi gói bánh Tét chuẩn bị cho tối giao thừa, chị Hai thỏ thẻ: “Qua Tết cất nhà xong, vợ chồng con xin má cho tụi con con gà mái một chân. Nuôi để ba con Thảo Ngọc nhớ mãi chuyện cũ. Nuôi để nhắc mình đàng hoàng hơn”. 

Má tôi nhoẻn miệng cười. Nụ cười chiều ba mươi Tết của má hệt như những chiều khác. Một cái Tết viên mãn nữa lại về với gia đình tôi. 


 

Truyện ngắn Hữu Nhân/nguoichannuoi.vn


 Tags: con gà

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập645
  • Hôm nay62,219
  • Tháng hiện tại721,546
  • Tổng lượt truy cập93,099,210
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây