Học tập đạo đức HCM

Đồng Tháp: "Rắn có chân" xuất hiện trong bệnh viện

Thứ bảy - 02/06/2012 07:51
Một người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp đã phát hoảng khi phát hiện rắn có chân vào ngày 27/5 vừa qua.
Người đàn ông này đang chăm vợ mới sinh nằm trong phòng khu dịch vụ khoa Sản của bệnh viện. Sau một cơn mưa, anh mở cửa phòng ra thì thấy dưới chân mình có con rắn lạ. 

Con rắn này dài khoảng 15cm, to cỡ chiếc đũa, đầu thon nhỏ, màu nâu đen, có vảy như rắn mối. Đặc biệt, con rắn còn có 4 chân. 4 chân rất nhanh nhẹn khi chạy trốn trên cạn và bơi rất nhanh trong nước. 

Vì không biết là rắn gì nên anh này đã gọi mấy anh ở phòng kế bên ra xem. Tất cả đều lắc đầu cho hay chưa từng thấy con rắn như vậy, cũng không biết có độc hay không nhưng nhìn rất sợ. 


Con "rắn có chân" xuất hiện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. (Ảnh Lê Kết)

Sau khi xem ảnh và clip do người dân gửi đến, PGS.TS Lê Nguyên Ngật, Khoa Sinh, Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay, đây không phải là loài rắn mà thực chất là thằn lằn. Để xác định loài cần các yếu tố như vảy ở các bộ phận: đầu, thân, đuôi cùng các yếu tố khác, nhưng có thể xác định con vật này thuộc họ thằn lằn bóng, giống thằn lằn chân ngắn. Đặc điểm của giống thằn lằn là chân ngắn, cơ thể đồng màu, trừ một số loài có sọc trên lưng. Ở Việt Nam có khoảng 5 – 6 loài thuộc giống chân ngắn.


Thằn lằn chân ngắn. (Ảnh Wikipedia)

Loài thằn lằn này không bao giờ cắn người và cũng không có độc. Ngoại trừ một số loài lớn ở miền Bắc có thể cắn người chảy máu do chúng quá to. Hiện chỉ có một loài thằn lằn độc tồn tại phân bố ở Châu Mỹ.. Vì thế, người dân có thể an tâm khi thấy thằn lằn.

Giống thằn lằn chân ngắn thường sống trên mặt đất, trên cây, có khả năng bơi nhanh dưới nước. Chúng ăn các loài côn trùng nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy, chúng không có ý nghĩa về dược học, cũng không có giá trị xuất khẩu.

PGS.TS Lê Nguyên Ngật cho hay, người dân nếu thấy giống thằn lằn chân ngắn có thể bắt lại, gửi mẫu để các nhà sinh học nghiên cứu về loài. Khi bắt nên cầm phần thân, tránh cầm đuôi vì thể bị đứt (giữa các đốt sống đuôi thằn lằn có một phần sụn, khi co đột ngột, sụn sẽ đứt, rơi hẳn ra. Tuy nhiên, sau một thời gian phần đuôi này sẽ được tái sinh trở lại). Đuôi nguyên vẹn cũng là một yếu tố quan trọng để xác định loài của thằn lằn. 
Theo bee
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập528
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,776
  • Tổng lượt truy cập92,036,505
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây