Học tập đạo đức HCM

Lão ngư săn cá đuối khổng lồ

Chủ nhật - 29/07/2012 02:43
Chọn đúng lúc cá ngoi lên định thoát thân, ông Từ phóng ngay mũi thép sáng sắc ngọt bập vào bên vai của con vật đen xì đang bị bọc trong đám lưới. Hơn một giờ quần nhau với 6 người, con cá đuối mới chịu khuất phục.

 

Với gần 40 năm kinh nghiệm trên biển, lão ngư Trần Từ (68 tuổi, ở thị trấn Liên Hương, Tuy Phong, Bình Thuận) cho biết, nếu dân đánh bắt cá ngừ đại dương phải lênh đênh cả tháng trời thì dân săn cá đuối cũng phải "ăn dầm nằm dề" dài ngày trên biển.

Những năm đầu giải phóng, cá đuối nhiều vô kể, đến nỗi ra khỏi cửa biển Liên Hương là thấy hàng đàn cá đuối lớn nhỏ tung tăng bơi lội. Song, khi nó được xem là "vàng" thì ngư dân phải vất vả, bất chấp hiểm nguy tìm kiếm tít tận ngư trường lớn như Hoàng Sa, Trường Sa...

Cá đuối có hình dáng khá lạ với hình rẻ quạt, đuôi dài và trọng lượng cơ thể có thể đạt tới hàng tấn, là một trong những động vật biển thông minh nhất. Chúng vừa chạy vừa ăn mồi, món khoái khẩu là ruốc biển. Mùa rộ cá đuối khoảng từ tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Ông Từ bảo, có lần, chứng kiến cả vùng biển đỏ ngầu, dày đặc ruốc biển, theo đó là đàn cá đuối bao vây ăn mồi. Có những con đen xám, giống chiếc thúng chai, sức di chuyển ào ạt như tàu công suất 30CV.

"Gặp 'quái vật' khổng lồ này phải tránh ngay, chứ lưới của mình chỉ như... gãi ghẻ cho nó, chẳng khác gì đem chỉ buộc chân voi. Bắt loài cá này không chỉ bị chúng gieo rắc nỗi kinh hoàng mà còn đụng phải bởi một quan niệm tâm linh như rước cái đuối, cái hạn về cho gia chủ", ông Từ nói.

Làm tài công từ năm 21 tuổi, ông Từ đã lèo lái con tàu vượt nhiều sóng dữ. Với ông, chuyện tìm cá nhọc nhằn nhưng công đoạn bắt cá đuối nặng hàng tạ có lẽ ngoạn mục và nguy hiểm hơn.

Ông Trần Từ bên mẻ cá đuối khô.

Cầm miếng cá đuối hình nan quạt, ông Từ kể, hồi ấy thuyền của ông thuộc loại lớn ở thị trấn Liên Hương, nhưng công suất cũng chỉ 45CV, trang bị rất đơn sơ, không bộ đàm, không định vị, không la bàn. Trong lúc thuyền đang thu mẻ lưới cuối cùng, cách bờ không xa, bỗng phát hiện một vật màu đen chầm chậm nhấp nhô trong vòng lưới.

Lúc đầu, mọi người nghĩ đó là xác chiếc thúng chai nổi trôi trên biển. Thu lưới vào gần, "chiếc thúng" hiện nguyên hình là con cá đuối. Sau phút lưỡng lự và suy tính về "tương quan lực lượng", ông Từ quyết định bắt cá. Vơ lấy chiếc khấu (loại móc sắt giống như lưỡi câu khổng lồ dùng bập vào những con cá lớn để kéo lên tàu), ông bình tĩnh chỉ huy bạn thuyền thu lưới từ từ, lừa con cá vào sát mạn thuyền.

Chọn đúng lúc, cá ngoi lên định thoát thân, nhanh như cắt, ông phóng ngay mũi thép sáng sắc ngọt bập vào bên vai của con vật đen xì, đang bị bọc trong đám lưới. Con cá vùng vẫy điên cuồng. Chiếc khấu thứ hai tiếp ứng, đưa con cá vào thế gọng kìm, đồng thời hàng loạt mũi chĩa nhọn hoắt phóng tới và bao nhiêu thứ vật nặng trên ghe đều được dùng ném mạnh vào đầu con cá nhằm làm cho nó bị chấn thương, choáng váng.

Không sớm chịu chết, nó ra sức dùng đôi cánh rộng khoả nước liên hồi, làm chiếc thuyền của ông Từ chao nghiêng như muốn lật úp xuống biển. Hơn một giờ quần nhau với 6 người, con cá đuối mới chịu khuất phục. Không đủ sức kéo con cá lên thuyền, ông cho nổ máy chạy chậm lai dắt con cá đuối về bờ biển Liên Hương.

Người dân hợp sức đưa con cá lên bờ và ai nấy đều kinh ngạc vì lần đầu tiên thấy cá đuối to đến vậy. Không thể cân được trọng lượng nặng bao nhiêu, nhưng ông đo chiều dài sải vây của nó tới 7 cây đòn gánh.

Sau 8 năm nghỉ biển lên bờ, người ta lại nể phục ông Từ bởi cái nghề kinh doanh cá đuối duy nhất ở thị trấn Liên Hương. Mỗi mùa trăng, cơ sở của ông thu mua và xẻ thịt hơn 15 tấn cá đuối, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương

Ông Từ bảo, bây giờ ngư dân sắm tàu to máy lớn, phương tiện hiện đại, mỗi lần ra biển cả 200 - 300 tấm lưới, đá lạnh trên 1.500 cây đủ sức bắt được những con cá đuối nặng trên 7 tạ. Mỗi chuyến ra khơi như vậy, nếu trúng lớn, mỗi tàu có thể kiếm lại vài trăm triệu đồng. Cá đuối đại dương thật sự là “vàng”, đã trở thành mặt hàng rất đắt đỏ, được các nhà hàng lớn săn lùng quyết liệt.

Có nhiều loại cá đuối như ó trơn, nạn, đỏ... có giá trên dưới 300.000 đồng một kg khô tùy loại 1, loại 2. Riêng cá đuối Sao có giá trên 900.000 đồng một kg khô, nhưng khi vào nhà hàng, quán nhậu tính bằng tiền triệu.

Tiền Phong
 Nguồn : vnexpress.ne

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,357
  • Tổng lượt truy cập90,290,750
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây