Học tập đạo đức HCM

Lên Sơn La xem người Thái kỳ công làm đặc sản thịt trâu gác bếp

Thứ bảy - 29/07/2017 10:06
Vị cay cay của ớt chỉ thiên hòa quyện cùng vị thơm của gừng, mắc khén, vị ngọt của thịt, hương thơm của khói bếp… làm nên món thịt trâu gác bếp đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. Từ lâu món ăn đặc sản này đã được nhiều người ưa chuộng và săn lùng.

Hương vị của đất, của rừng…

Nếu có dịp đến với vùng đất Sơn La, ta sẽ bắt gặp nhiều hình ảnh các thiếu nữ Thái “tẳng cẩu” đứng ở các gian hàng bầy bán thịt trâu khô. Món ăn này vốn có từ bao đời xưa, xuất phát từ nhu cầu dự trữ thực phẩm khi săn được con thú lớn của bà con dân tộc Thái.

len son la xem nguoi thai ky cong lam dac san thit trau gac bep hinh anh 1

Bà Xuân (trong bài) đang kiểm tra lại thịt trâu tươi để ướp gia vị

Ngày nay, thịt trâu gác bếp trở thành thứ hàng hóa không thể thiếu ở vùng Tây Bắc.

 Chị Lò Thị Doan, bản Lầu, phường Chiềng Lề, TP.Sơn La – hộ chuyên chế biến  thịt trâu gác bếp, cho biết: “Để chế biến được món thịt trâu gác bếp này, tôi thường chọn lựa rất kĩ ngay từ khâu mua thịt làm nguyên liệu. Thịt được rửa sạch, thái từng miếng dài 12-18cm với bề dày khoảng 3-4cm hình khối. Với hình khối như vậy, miếng thịt đủ mỏng để khi ướp gia vị dễ ngấm hơn nhưng lại đủ dày để giữ lại màu hồng tươi và vị ngọt đặc trưng của miếng thịt sau khi chế biến.

 len son la xem nguoi thai ky cong lam dac san thit trau gac bep hinh anh 2

 Thịt trâu muốn ngon và lạ mắt thì phải dùng que tre để xiên thịt treo lên gác bếp

 len son la xem nguoi thai ky cong lam dac san thit trau gac bep hinh anh 3

Khi hun thịt, phải dùng củi tốt và hun khó từ từthì thịt mới ngon

 len son la xem nguoi thai ky cong lam dac san thit trau gac bep hinh anh 4

 Những chiếc xiên thịt treo lủng lẳng trên gác bếp mộc mạc

“Các gia vị ướp thịt như: ớt, gừng, tỏi, hạt tiêu, mắc khén...đều được trồng trên nương nhà mình nên luôn bảo đảm sạch và đậm đà hương vị.Thịt ướp xong được dùng que tre xiên lại và treo lên gác bếp hoặc trên giàn than củi để hong khô và lấy màu, lấy mùi khói”, chị Doan cho biết thêm.

Nếu cứ để trên gác bếp, thịt trâu khô có thể  bảo quản được  từ 7 – 8 tháng mà hương vị và chất lượng vẫn được giữ nguyên. Trước khi ăn, bà con thường mang thịt đồ (hấp) lại hoặc vùi than nóng cho chín. Khi ăn, miếng thịt khô được xé dọc thớ thịt, tạo nên những sợi thịt đậm đà nhiều hương vị tự nhiên của núi rừng Tây Bắc.

 len son la xem nguoi thai ky cong lam dac san thit trau gac bep hinh anh 5

Bà Tòng Thị Xuân đang chuẩn bị đóng gói thịt trâu khô

Món ăn dân dã trở thành hàng hóa đặc sản

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Tòng Thị Xuân, bản Lầu, phường Chiềng Lề, TP.Sơn La  cho biết: “ Gia đình tôi kinh doanh thịt trâu gác bếp từ năm 2008. Sản phẩm của tôi được làm từ thịt sạch, không dùng chất bảo quản. Sau đó tôi dùng máy hút chân không đóng gói thành từng túi với trọng lượng tùy theo yêu cầu của khách hàng. Trung bình mỗi năm tôi bán ra thị trường gần 10 tấn thịt trâu khô. Trừ chí phí, mỗi năm gia đình tôi thu nhập trên 600 triệu đồng”.

 len son la xem nguoi thai ky cong lam dac san thit trau gac bep hinh anh 6

Thịt trâu gác bếp sau khi chế biến xong có màu nâu sẫm và rất thơm

 len son la xem nguoi thai ky cong lam dac san thit trau gac bep hinh anh 7

Thịt trâu gác bếp được bầy cùng với tương ớt trên mâm đãi khách

Khi ăn thịt trâu khô có thể  hấp chín lại bằng nồi đồ xôi, nồi cơm điện hoặc bằng lò vi sóng…..để thịt có độ ẩm và mềm. Thịt khô nếu được chấm chặm chéo (thứ đồ chấm của người Thái), hoặc với tương ớt, nước mắm sẽ làm tăng thêm vị ngon.

Tác giả bài viết: Hà Hoàng – Quốc Định

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay40,246
  • Tháng hiện tại1,087,030
  • Tổng lượt truy cập92,260,759
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây