Học tập đạo đức HCM

Mâm ngũ quả - Mâm thuốc

Thứ năm - 30/01/2014 05:56

Mâm ngũ quả - Mâm thuốc

Không chỉ mang ý nghĩa may mắn, sung túc, khỏe mạnh cho năm mới, các loại quả được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết này còn là một số vị thuốc chữa bệnh.
Mâm ngũ quả là một nét đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Các loại quả thường được bày vào dịp Tết cũng rất phong phú, có thể gồm: Bưởi, Phật thủ, chuối, hồng, cam, quýt, quất, xoài, táo, đào, na, mãng cầu, đu đủ, dưa hấu, dừa... 

Không chỉ mang ý nghĩa may mắn, sung túc, khỏe mạnh cho năm mới, các loại quả được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết này còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh. 

Chuối: Là loại quả giàu dinh dưỡng và chữa được nhiều bệnh. Ăn chuối tiêu mỗi lần 3-4 quả, ăn liền vài ba bữa sẽ nhuận tràng. Nếu táo bón đã lâu thì ăn vài quả chuối mật lá (vỏ dày có cạnh) thật chín, đem nướng cho đến khi cháy gần hết vỏ, rồi bóc vỏ ăn. Phụ nữ đẻ ít sữa, người già táo bón có thể dùng hoa chuối thái nhỏ, luộc chín, trộn với muối vừng hay muối lạc rang, ăn nhiều bữa liền.

Bưởi: Múi bưởi vị chua, tính lạnh, trị các chứng nôn nghén khi mang thai, kém ăn, khó tiêu, đau bụng. Vỏ quả bưởi có tác dụng giảm đau, trị đau ruột, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sao dùng. Đốt vỏ bưởi khô xông hơ vào rốn chữa cảm lạnh, đau bụng do lạnh dạ. Khi bị cảm sốt, dùng lá bưởi, lá cúc tần, cỏ sả, lá bạch đàn nấu nồi nước xông để giải cảm.

Phật thủ: Có tác dụng trị buồn nôn, nôn, tăng cường tiêu hóa, và giúp long đờm, trị ho. Dùng chữa các chứng bụng đầy đau, kém ăn, nôn mửa, ho. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Quất: Quả quất được dùng làm nước giải khát, chữa khó tiêu và chữa ho. Hạt quất để cầm máu và chống nôn. 
Quất dùng để chữa khó tiêu: 1 kg quất chín, rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim châm sâu vào quả  nhiều lỗ. Cho quất vào lọ cùng với 2 kg đường kính, cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín để trong vòng 7 ngày, thu được sirô quất màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1-2 thìa to sirô quất pha với 100 ml nước đun sôi để nguội uống. Chữa ho: Quả quất chín, hoa hồng bạch, hạt chanh mỗi vị 10 g. Tất cả rửa sạch cho vào bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ  uống làm 3 lần trong ngày.

Quýt: Quả quýt vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, trừ đờm. Vỏ quả quýt và lá quýt đều có thể cất lấy tinh dầu làm thuốc chữa ho, trừ đờm, trị kém tiêu. Để chữa buồn nôn, nôn, ợ hơi, đau bụng, kém tiêu: Trần bì (vỏ quýt khô), hoắc hương mỗi vị 8 g; gừng sống 3 lát, sắc uống ngày một thang. Còn để chữa ho suyễn: Trần bì, nam tinh, đình lịch, vỏ rễ dâu mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang.

Táo ta: Táo có nhiều vitamin và acid amin, ăn bổ và ngon. Ăn táo tươi giúp tiêu hóa tốt, trị táo bón. Lá táo sao sắc uống, chữa hen sữa trẻ em. Lá tươi giã đắp mụn nhọt hút mủ. Nhân hạt táo phơi sấy khô, sao đen (hắc táo nhân) dùng trị mất ngủ, khó ngủ, nhất là người cao tuổi và sau khi ốm dậy. Bài thuốc chữa hồi hộp, khó ngủ, hay nằm mê, hoảng hốt: Nhân hạt táo sao, sinh địa, thảo quyết minh sao, mạch môn, long nhãn, hạt sen mỗi vị  12g. Sắc uống hoặc tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 20-25g.

Dừa: Y học cổ truyền cho biết nước dừa và cùi dừa có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, lợi tiểu, giảm tiêu khát. Vỏ sọ dừa vị đắng, tính ấm, có tác dụng cầm chảy máu mũi, co se, sát trùng, trị ngứa. Một số bài thuốc hay từ dừa như sau: Miệng khô do nóng, trúng nắng, phiền khát phát sốt hay chứng tiêu khát (tiểu đường): Dừa 1 quả, lấy nước uống, sáng và chiều dùng 1 quả. Táo bón: Cơm dừa nửa đến 1 quả, 1 lần ăn sạch, mỗi sáng chiều ăn 1 lần.  

Đu đủ: Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu. Đu đủ xanh vị đắng, ngọt có tác dụng tiêu trệ mạnh, không nên ăn nhiều. Nhựa mủ quả xanh có tác dụng chống đông máu, trục giun đũa. Hạt cũng trừ giun, hạ sốt, lợi trung tiện, điều kinh và gây sẩy thai. Rễ hạ sốt, tiêu đờm, giải độc. Khi bị viêm dạ dày mạn tính: Đu đủ xanh làm gỏi ăn hằng ngày, phụ nữ thai không nên ăn vì dễ gây sẩy thai. Nếu bị tiểu gắt, buốt: Rễ đu đủ tươi 200g sắc lấy nước uống cả ngày.  

Xoài: Quả có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho. Hạt có vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau. Dùng trị các chứng như miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông... Giúp phòng ngừa ung thư kết tràng và bệnh do thiếu chất xơ trong thức ăn. Thực nghiệm chứng minh: Saponin trong xoài có tác dụng khử đàm trị ho và ngừa ung thư. Quả chưa chín ức chế vi khuẩn Staphylococcus, Escherichia coli.

Măng cụt: Vỏ quả măng cụt có vị rất chát, rửa sạch để ráo, thái phiến, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng, trị đau bụng tiêu chảy: Mỗi lần sắc 8-12g, uống trước bữa ăn 1-1,5 giờ. Có thể phối hợp với hoắc hương 8g, nam mộc hương 12g, ngày 1 thang, uống 3-5 thang.

Quả lựu: Vỏ quả lựu phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống ngày 8-12g để trị lỵ và tiêu chảy; có thể phối hợp với măng cụt, cỏ sữa mỗi vị 10g, uống liền 3-5 ngày.

Hồng xiêm (dùng quả xanh): Lau sạch phấn bên ngoài, thái phiến, bỏ hạt, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng, sắc uống, ngày 8-12g, trị đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy; có thể phối hợp với búp ổi, măng cụt mỗi vị 12g.

Dưa hấu: Phần ruột đỏ ăn rất bổ và mát; phần vỏ (cùi xanh) rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản tránh ẩm. Trị các chứng tâm phiền, miệng khát, say nắng, dùng 30-50g, sắc uống. Riêng hạt dưa hấu dùng trị bệnh đái tháo đường týp 2: 50g hạt, giã nát, thêm nước, quấy đều, gạn lấy nước, cho 30g gạo tẻ nấu cháo ăn ngày 1 lần.

Dứa (thơm): Trong quả dứa có chứa một loại enzym thủy phân có tên bromelin. Bromelin giúp tiêu hoá chất đạm, có tác dụng ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, nếu bôi lên vết thương sẽ làm tiêu tổ chức chết, giúp mau lành sẹo (biệt dược Extranase trước đây có chứa hoạt chất bromelin).

Nhãn: Là một loại quả thơm, ngon ngọt, hấp dẫn, Đông y chế biến nhãn thành cùi nhãn khô (sấy ở nhiệt độ không cao quá 50-60 độ C) gọi là vị thuốc “long nhãn” - bổ tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần nổi tiếng của Đông y, dùng để chữa chứng thần kinh suy nhược, hay quên, khó ngủ.

ThS.BS Vũ Thu Dung
Theo baodientu.chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập494
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại844,358
  • Tổng lượt truy cập92,018,087
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây