Học tập đạo đức HCM

Trẻ em dưới 6 tuổi không nên tiếp xúc với iPad?

Thứ năm - 19/07/2012 10:54
Những thông tin trái chiều kiểu các game trên ipad, iphone giúp trẻ phát triển trí lực, nâng cao khả năng phản ứng và cho trẻ chơi quá sớm sẽ làm giảm sự hứng thú với thế giới bên ngoài, ảnh hưởng đến trí lực… đang khiến các bậc phụ huynh bị rối!
Trò chơi trên Ipad mở mang hay giảm thấp trí lực?

  
Trò chơi trên iPad mở mang hay giảm thấp trí lực?
 
Giáo sư, nhà tâm lý học người Đức Werner F.Singer chỉ ra, nghiện trò chơi, nghiện mạng sẽ bị suy giảm trí lực, thời gian lên mạng càng dài, trí lực sẽ càng thấp, cuối cùng ảnh hưởng đến sự giao lưu bình thường của trẻ.
 
Đối với trẻ em mới 2- 3 tuổi nhưng đã nghiện iPad, chơi những trò chơi trên đó như cắt hoa quả, bắt chim..., Werner F.Singer cho biết, phụ huynh đồng ý cho trẻ em chơi game điện tử quá sớm sẽ làm yếu đi hứng thú đối với thế giới chân thực bên ngoài đồng thời khuyến nghị phụ huynh không nên cho trẻ dưới 6 tuổi tiếp xúc với các loại máy tính.
 
Rốt cuộc game trong iPad là mở mang trí lực hay giảm thấp trí lực? Các bác sỹ chuyên gia cũng cho biết, thực ra 2 cách nói này đều có lý. Một số trò chơi trong iPad và iPhone đích thực có thể giúp cho trẻ nâng cao trí não. Ví dụ như trò “cắt hoa quả” có tác dụng luyện tập sự phản ứng, trò “bắn chim” lại yêu cầu trẻ phải phối hợp sức lực và phương hướng, giúp trẻ rèn luyện vạch định sách lược và khả năng dự đoán lộ trình.
 
Tuy nhiên, nội dung bao hàm về trí lực của trẻ không chỉ giới hạn ở những những điều này mà còn bao gồm cả việc nhận thức thế giới khách quan bên ngoài và khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Và những khả năng này là ở trong thực tế (thông qua tiếp xúc với tự nhiên, thực tế sự xã hội và sự tiếp nhận giáo dục) phát triển.
 
Tổng thời gian của trẻ là có hạn, nếu một đứa trẻ tiêu nhiều thời gian trong trò chơi điện tử, đương nhiên như thế sẽ giảm bớt thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ với những người bạn khác, vì thế nhất định ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trí lực trẻ. Chính vì vậy, quan điểm của các chuyên gia tâm lý Đức cũng rất có lý.
 
Đắm chìm trong game- tính cách trẻ dễ lập dị
 
Chuyên gia cho biết, trước 6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho trẻ em thiết lập quy tắc, cảm giác an toàn, nâng cao khả năng ngôn ngữ và khả năng giao lưu xã hội. Những khả năng này đa phần được xây dựng nên từ việc chơi đùa với bố mẹ, bạn bè. Nếu trong giai đoạn này, trẻ em chỉ “đối thoại” với máy thì sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đối với sự trưởng thành của trẻ.
 
Ví dụ, cảm giác an toàn của trẻ được xây dựng chủ yếu đến từ chơi đùa với bố mẹ. Nhưng khi nghiện iPad, khi bố/mẹ đi làm về, thay vì đòi bố mẹ chơi cùng, trẻ sẽ chỉ nhăm nhăm lấy iPad để nghịch, còn bố/mẹ thì cũng cảm thấy thoải mái vì không bị làm phiền dù trẻ ngồi cạnh, thoải mái xem ti vi hoặc ôm máy tính. Thời gian kéo dài như vậy, sau này lớn lên tính cách của trẻ sẽ trở nên lập dị, không thích giao lưu, cách xử lý vấn đề sẽ luôn xem mình làm trung tâm, là người quan trọng.
 
Một ví dụ khác, một số phụ huynh cảm thấy trẻ em chơi với bạn bè tức là “chơi linh tinh”, thực tế thì không phải như vậy. Chơi với bạn bè sẽ giúp trẻ học được nhượng bộ, quan tâm đến cảm nhận của người khác, tôn trọng luật chơi và giữ lời hứa vv. Những nhân tố này đều là khả năng để cho trẻ phát triển suốt cả cuộc đời. Trẻ chơi game lại đơn giản rất nhiều, không cần quan tâm đến thời gian và hứng thú của đối phương, muốn chơi như thế nào thì chơi. Như vậy, sau này trẻ lớn lên sẽ tự ti, ích kỷ hơn những đứa trẻ khác và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến trẻ trong việc quan hệ giao lưu với người khác.
 
Hạn chế thời gian chơi game của trẻ
 
Không thể phủ nhận, game điện tử đích thực rất có sức hấp dẫn, thu hút, hoàn toàn làm cho trẻ không chơi là không thể được. Tuy nhiên phụ huynh có thể hạn chế thời gian chơi của trẻ. Ví dụ mỗi ngày chỉ chơi trong khoảng thời gian 30 phút đến 1 tiếng. Kiểu “hạn chế” này cũng cần phải có kỹ xảo như có thể phối hợp với biện pháp trừng phạt nhất định. Nếu trẻ chơi vượt quá thời gian cho phép thì hình phạt sẽ là không chơi ngày tiếp theo. Việc hạn chế kết hợp với trừng phạt này cần được tuân thủ và thực hiện nghiêm túc, nhất là lúc đầu, trẻ sẽ cảm thấy chơi không đủ.
 
Ngoài ra, phụ huynh cần phải chú ý cài một vài trò chơi dạng huấn luyện phản ứng, tránh các trò chơi đánh đấm, không để trẻ chơi với iPad xong lại xem phim hoạt hình vì sẽ chỉ làm tăng thêm bệnh tật. Nên tìm cách “đuổi trẻ ra khỏi nhà”, để cho trẻ hoạt động bên ngoài nhiều, điều này càng có lợi hơn cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
 
Dương Hằng
Theo Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại278,004
  • Tổng lượt truy cập92,655,668
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây