Học tập đạo đức HCM

Việt Nam sắp quan sát được nguyệt thực một phần

Thứ tư - 10/04/2013 21:12
Nguyệt thực một phần bao phủ một nửa địa cầu, trong đó có Việt Nam, là một trong số những hiện tượng thiên văng đáng chú ý trong tháng này.

 

Nguyệt thực một phần. Ảnh: Space.com.
Nguyệt thực một phần. Ảnh minh họa: Space.com.

Nguyệt thực diễn ra vào ngày 26/4 trong một vùng rộng lớn bao phủ một nửa địa cầu gồm châu Phi, châu Âu, châu Á, Ấn Độ Dương và Australia. Việt Nam có thể quan sát toàn bộ hiện tượng.

Nguyệt thực xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng nằm trên đường thẳng. Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất nên chỉ nhận một phần ánh sáng mặt trời. Vì lý do này, mặt trăng có màu đỏ nhạt khi nguyệt thực nửa tối và đỏ sẫm khi nguyệt thực toàn phần hoặc một phần. Trong nguyệt thực một phần tháng này, một phần nhỏ của mặt trăng sẽ có màu đỏ sẫm, phần còn lại nằm trong vùng nửa tối và màu đỏ nhạt.

Nhược điểm lớn nhất trong lần diễn ra nguyệt thực một phần là thời gian diễn ra ngắn. Thời điểm bắt đầu nguyệt thực một phần khoảng 2h54, tiến tới cực đại vào khoảng 3h08 và kết thúc pha một phần khoảng 3h21 ngày 26/4. Tuy vậy, người quan sát có thể theo dõi nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ khoảng 1h03 cho tới khi mặt trăng lặn xuống chân trời phía tây lúc hơn 5h00 cùng ngày.

Tuy nhiên, ưu điểm lần nguyệt thực là xảy ra vào rạng sáng, vì thời điểm đó, không khí thường trong hơn và ánh đèn cũng ít đi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát.

Quan sát nguyệt thực cũng như quan sát mặt trăng bình thường, không yêu cầu dụng cụ bảo hộ nào. Đặc biệt, với điều kiện quan sát tốt, người yêu thiên văn hoàn toàn có thể dùng máy ảnh hoặc camera để ghi lại khoảng khắc đẹp này.

Không chỉ có nguyệt thực, trong tháng 4, còn có nhiều sự kiện thiên văn khác. Đêm 21, rạng sáng 22/4, mưa sao băng Lyrids đạt cực điểm. Đây không phải trận mưa sao băng lớn nhưng vẫn có thể quan sát nếu thời tiết không mưa, không bị mây che phủ và ô nhiễm ánh sáng.

Tiếp đó, ngày 28/4, sao Thổ sẽ gần trái đất nhất trong năm, khi nó tiến tới vị trí trực đối với hành tinh này. Đây là cơ hội để người yêu thiên văn quan sát hành tinh. Nếu quan sát bằng mắt thường, người xem chỉ thấy một đốm sáng vàng nhỏ trên bầu trời. Để chiêm ngưỡng hình dạng của hành tinh cùng vành đai đặc biệt của nó, người xem cần có sự hỗ trợ của chiếc kính thiên văn nhỏ.

Theo Kiến thức

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại246,367
  • Tổng lượt truy cập85,153,403
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây