Học tập đạo đức HCM

Đầu xuân thăm ngôi nhà vườn đặc sắc nhất xứ Huế

Thứ năm - 18/02/2021 02:04
Ở Huế có hàng trăm ngôi nhà vườn độc đáo, nhưng nhà vườn An Hiên được xem là một trong những ngôi nhà vườn mẫu mực và đặc sắc nhất.

Cổng chính của nhà vườn An Hiên

Bước vào nhà vườn An Hiên, nhiều người sẽ ngỡ ngàng bởi giá trị nghệ thuật kiến trúc, cũng như lịch sử các đời chủ nhân trong đó, có một phụ nữ từng là đại biểu Quốc hội và đã những năm tháng đấu tranh cho hòa bình, thống nhất ở Huế.

Men theo sông Hương, hướng lên phía Kim Long, nhà vườn An Hiên nằm trên đường Nguyễn Phúc Nguyên (TP. Huế). Tổng thể ngôi nhà vườn nổi tiếng với diện tích hơn 6.000 m2 này hướng ra sông Hương, cách danh thắng cổ tự Thiên Mụ không xa.

Bước qua khỏi cánh cổng rêu phong cổ kính với vườn cây trái rợp lối đi, tiếp đó là bức bình phong, du khách sẽ gặp ngay ngôi nhà rường bằng gỗ nằm chính giữa theo thiết kế phong thuỷ tả-hữu, tiền-hậu đều có vật che chắn.

Được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 bởi chủ nhân Phạm Đăng Thập - vị quan dưới triều Nguyễn, đến năm 1934, nhà vườn An Hiên được Tuần phủ Nguyễn Đình Chi mua lại làm nơi sinh sống của gia đình mình. Khi ông qua đời, vợ ông là bà Đào Thị Xuân Yến vẫn tiếp tục sống và dày công kiến tạo khu vườn mang đặc trưng xứ Huế.

Bà Đào Thị Xuân Yến còn là một nhân vật lịch sử gắn liền với những năm tháng đấu tranh cho hòa bình, thống nhất ở Huế. Bà vốn người Bình Định, ra Huế học ở Trường nữ trung học Đồng Khánh, bị đuổi học vì tham gia bãi khóa, nhưng sau đó lại trở thành hiệu trưởng của chính ngôi trường này (1952-1955). Bà là người phụ nữ đầu tiên ở miền Trung đậu tú tài Tây, giỏi tiếng Pháp, biết tiếng Anh và chữ Hán. Bà từng là Phó Chủ tịch Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình TP. Huế, Ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên sau ngày thống nhất năm 1976.

Năm 1997, bà Đào Thị Xuân Yến qua đời. Những người thừa kế ở xa, không có cơ hội chăm sóc, nên ngôi nhà vườn cứ thế xuống cấp, hư hỏng, những hiện vật quý trong ngôi nhà cũng thất lạc.

Năm 2018, người thân trong gia đình đã quyết định “nhượng” lại ngôi nhà vườn đặc sắc ấy cho một công ty có trụ sở ở Hà Nội. Khi đó, nhiều người quan tâm lĩnh vực văn hoá đã không khỏi lo lắng rằng ngôi nhà vườn An Hiên sẽ bị chuyển đổi công năng, thương mại hoá, hoặc dùng cho một mục đích khác. Thế nhưng chủ nhân mới đã quyết định giữ nguyên và phục hồi giá trị ngôi nhà. Những hiện vật thất lạc bên trong ngôi nhà được chủ nhân cất công tìm lại, đưa về đặt ở vị trí cũ. Bên ngoài vườn, những gốc cây ngô đồng, bạch mai, hải đường, trà mi, thanh trà, xoài, măng cụt, hồng… cũng được chăm nom, tạo nên một ngôi vườn mộng mơ.

Chủ nhân mới của nhà vườn An Hiên cho biết không đặt nặng doanh thu, mà mong muốn sẽ bảo tồn giá trị lịch sử hiếm có của ngôi nhà vườn. Hiện nay, bên cạnh thu hút rất đông du khách tham quan, nhà vườn An Hiên cũng trở thành bối cảnh của nhiều nhà làm phim, các chương trình nghệ thuật…

 

Ngôi nhà vườn An Hiên cổ kính 3 gian, 2 chái nhìn từ hướng chính diện

 

Các vật dụng xưa bên trong ngôi nhà vẫn còn khá nguyên vẹn

 

Để đi vào ngôi nhà, phải men theo con đường rợp bóp cây, rồi rẽ lối qua bức bình phong như một bức tranh lớn

 

Từ trong ngôi nhà rường nhìn ra, sẽ thấy hồ sen - yếu tố minh đường tạo cảnh trí mát mẻ

 

Quanh ngôi nhà rường là khu vườn kiểu Huế. Chủ nhân các đời đều lấy cái đẹp hoa lá cây trái làm trọng hơn là giá trị kinh tế vườn

 

Bài và ảnh: Minh An/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập686
  • Hôm nay47,694
  • Tháng hiện tại707,021
  • Tổng lượt truy cập93,084,685
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây