Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Triển khai đường dây nóng bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Thứ hai - 17/03/2014 05:29

Hà Tĩnh: Triển khai đường dây nóng bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khai thác thủy sản là một trong những thế mạnh tại Hà Tĩnh những năm qua, góp phần nâng cao đời sống người dân, địa phương cũng đã triển khai nhiều biện pháp dành cho lĩnh vực này.

Theo số liệu thống kê, năm 2010, toàn tỉnh có 32 tàu cá xa bờ, đến nay (tháng 3/2014) lên tới 136 tàu, tăng bình quân 35 chiếc/năm; tổng sản lượng khai thác biển là 21.500 tấn, trị giá 530 tỷ đồng. Năm qua, tổng sản lượng khai thác biển là 27.045 tấn, trị giá 842,6 tỷ đồng (tăng trưởng: sản lượng bình quân 6%/năm, giá trị bình quân 15%/năm). Sự phát triển năng lực đội tàu khai thác trên toàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung đặt ra nhiều vấn đề thách thức cho các nhà quản lý như: nguy cơ suy giảm của một số loài thủy sản; đặc biệt là các loài thủy sản sống chân rạn (rạn san hô); xung đột ngư trường, loại nghề khai thác còn xảy ra trên biển; hoạt động thủy sản bất hợp pháp còn diễn ra...

Theo đó, để tăng cường quản lý tốt hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, UBND tỉnh vừa quyết định thành lập “Đường dây nóng Bảo vệ khai thác và nguồn lợi thủy sản Hà Tĩnh”. Ông Nguyễn Tông Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh cho biết,Hà Tĩnh là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập đường dây nóng nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển đang dần bị suy kiệt, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và bền vững môi trường. Đồng thời, thu thập nhanh các thông tin phản ánh hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp trên biển từ quần chúng ngư dân để phối hợp xử lý, giảm thiểu vi phạm trong hoạt động thủy sản; góp phần củng cố lòng tin cho ngư dân vươn khơi bám biển, bám ngư trường...

Ông Lê Đức Nhân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh chia sẻ, trong chiến lược phát triển thủy sản của Hà Tĩnh đến năm 2020, phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 3.350 tàu, tổng công suất 85.250 CV và năm 2020 có 3.000 tàu với tổng công suất 97.076 CV. Theo đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Hạn chế tối đa các hành vi vi phạm trong khai thác làm ảnh hưởng đến môi trường, nguồn lợi. Tiến hành xây dựng và thành lập các hợp tác xã, tổ, đội khai thác để phát huy sức mạnh cộng đồng, khai thác hiệu quả.

Linh Chi
 Nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại196,219
  • Tổng lượt truy cập92,573,883
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây