Dự án được thực hiện tại 43 Ban Quản lý rừng phòng hộ thuộc 38 huyện, 101 xã trên địa bàn 11 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, với tổng nguồn vốn thực hiện dự án là hơn 123 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 99,7 triệu USD; số còn lại là nguồn vốn đối ứng.
Với thời gian thực hiện từ 2012 đến 2021, dự án gồm có 8 hợp phần liên quan tới việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ như: dịch vụ tư vấn; rà phá bom mìn và tẩy rửa chất độc; phát triển, cải thiện rừng phòng hộ; hỗ trợ phát triển sinh kế; phát triển cơ sở hạ tầng sinh kế; phát triển cơ sở hạ tầng lâm sinh; kiểm soát cháy rừng; quản lý dự án.
Ngoài ra, trong khuôn khổ Dự án cũng sẽ dự kiến trồng 17.946 ha rừng phòng hộ đầu nguồn; cải thiện, nâng cao chất lượng 2.690 ha rừng trồng hiện có; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung 800 ha; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên không trồng bổ sung 13.362 ha; khoán bảo vệ 34.437 ha rừng…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã