Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp phát triển ổn định, giữ vững trật tự xã hội ở nông thôn

Thứ sáu - 16/03/2012 05:31
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, nhiệm vụ phối hợp giữa Chính phủ và Hội Nông dân thời gian tới là xây dựng, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là cơ chế, chính sách bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người nông dân

Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ, sáng 16/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Hội Nông dân Việt Nam nhằm kiểm điểm kết quả thực hiện phối hợp công tác giữa Chính phủ và Hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Nông dân Việt Nam với các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các đường lối, chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đồng thời, đánh giá cao sự nỗ lực, phấn đấu, ý chí kiên cường, vượt qua thách thức, khó khăn của nông dân Việt Nam; cho rằng những kết quả to lớn, toàn diện của nông nghiệp Việt Nam, của nông dân Việt Nam, của Hội Nông dân trong thời gian qua, nhất là trong năm 2011 đã đóng góp rất lớn vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước.
 
Hiện nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP và đóng góp 1/5 kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: Phát triển nông nghiệp góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và sự phát triển bền vững của đất nước.

 

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, còn nhiều điểm chúng ta không thể thỏa mãn, trong đó nổi lên là một bộ phận không nhỏ đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng nông thôn còn kém phát triển; nông dân còn thiếu thông tin và định hướng trong sản xuất; tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn…

Nhấn mạnh trong năm 2012 và các năm tiếp theo, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, tình hình kinh tế-xã hội của đất nước vẫn tiếp tục phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, mục tiêu đề ra là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động,…

Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Hội Nông dân Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đã đề ra trong năm 2012 và các năm tiếp theo; triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý việc phát triển nông nghiệp phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và sự phát triển bền vững của đất nước.

Cùng với đó, tập trung đẩy mạnh Chương trình xây dựng nông thôn mới; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền; thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh;…

Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; kiên định mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; phát động sâu rộng, thiết thực các phong trào thi đua phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu vực nông thôn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ, nhiệm vụ phối hợp trọng tâm giữa Chính phủ và Hội Nông dân thời gian tới cần đặc biệt quan tâm tới phối hợp trong xây dựng, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là cơ chế, chính sách liên quan đến bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người nông dân, trong đó có vấn đề về tăng thu nhập cho nông dân, dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, chăm sóc sức khỏe y  tế, giáo dục; cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn…

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các Bộ, ngành chức năng cũng xem xét, cho ý kiến đối với các kiến nghị, đề xuất của Hội Nông dân Việt Nam như đề nghị Chính phủ đổi mới cơ chế, chính sách để huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư về nông thôn; Quy hoạch các vùng sản xuất gắn với hình thành cơ sở chế biến nông sản, có chính sách hỗ trợ bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, chính sách hợp lý tạo điều kiện cho nông dân vay vốn được thuận lợi để phát triển sản xuất; xây dựng cơ chế đặc thù để khuyến khích nông dân bám biển, bám biên giới; nghiên cứu tiến tới có chính sách để nông dân được hưởng bảo hiểm xã hội (có lương hưu), chế độ nghỉ mất sức lao động; các vấn đề liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, thu mua, chế biến nông, lâm, thủy sản;…

 

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường: Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã động viên đông đảo hội viên, nông dân phấn khởi, tin tưởng, hăng hái thi đua lao động sản xuất, tiếp tục đưa nông nghiệp phát triển ổn định, giữ vững trật tự xã hội ở nông thôn.

 

Nông nghiệp phát triển ổn định, giữ vững trật tự xã hội ở nông thôn

Báo cáo tại buổi làm việc về tình hình nông dân và hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường cho cho biết, nông dân nước ta hiện nay vẫn là lực lượng lao động xã hội đông đảo, chiếm hơn 70% dân số và trên 50% lực lượng lao động xã hội.

Trong những năm qua, giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thông qua việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân.

Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả thị trường trong nước tăng cao, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp… Chính phủ đã có nhiều biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đề ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất; tập trung chỉ đạo bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, trọng tâm là hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo; tạo việc làm gắn với đào tạo nghề, trợ giúp xã hội, nhất là trợ giúp khó khăn và khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở…

Những chủ trương, chính sách liên quan đến nông dân, nông thôn của Đảng và Nhà nước đã động viên đông đảo hội viên, nông dân phấn khởi, tin tưởng, hăng hái thi đua lao động sản xuất, tiếp tục đưa nông nghiệp phát triển ổn định, giữ vững trật tự xã hội ở nông thôn.

Hiện nay, bình quân mỗi năm hệ thống trung tâm dạy nghề của Hội Nông dân Việt Nam đã trực tiếp dạy nghề và phối hợp dạy nghề cho gần 200.000 người; tổ chức giới thiệu việc làm cho khoảng 43 – 45 nghìn người; phối hợp tuyên truyền và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài khoảng trên 4 nghìn người;…

Cùng với đó, Hội Nông dân Việt Nam đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các doanh nghệp, hàng năm tổ chức tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… cho trên 6 triệu lượt hội viên, nông dân; gúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, mua vật tư, phân bón, máy nông nghiệp theo hình thức trả chậm trị giá hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2011, các cấp Hội tiếp tục vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân tăng thêm gần 1.000 tỷ đồng, trong đó có 300 tỷ ngân sách Trung ương mới bổ sung năm 2011 cho Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương Hội. Nguồn vốn này đã giúp gần 72.600 hộ vay để sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, các tỉnh, thành Hội đã tích cực truyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia ủng hộ Quỹ vì người nghèo và thực hiện chương trình an sinh xã hội. Trong năm 2011, các cấp Hội đã vận động Quỹ vì người nghèo được 67.450 tỷ đồng, hỗ trợ sửa chữa và xây mới được 17.645 căn nhà tình thương; tổ chức được hơn 10.000 lớp tập huấn tại chỗ; thăm hỏi tặng quà cho hơn 200.000 hộ gia đình nông dân có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền lên đến 20 tỷ đồng…

Thông qua các phong trào của Hội, đến nay cả nước đã có trên 3 triệu hội viên nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; hàng năm có trên 8 triệu hộ gia đình hội viên đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

Theo VGP News

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập487
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại739,971
  • Tổng lượt truy cập93,117,635
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây