Học tập đạo đức HCM

Tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thứ năm - 23/02/2012 00:49
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nhiều lợi ích trong sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực do việc lạm dụng trong sản xuất. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện việc đổi mới chiến lược sử dụng thuốc BVTV, từ "sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn" sang "giảm nguy cơ của thuốc BVTV".
 

Ở nước ta, thuốc BVTV  đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, quyết định nhanh chóng dập các dịch bệnh trên diện rộng. Nếu không có thuốc BVTV, nhiều dịch hại cây trồng có thể làm giảm 40 đến 60% năng suất trên diện rộng, có nơi có thể mất trắng. Song cũng phải thấy hết những hệ lụy xấu cho môi trường, cho con người, nhất là khi quá lạm dụng nó. Việc sử dụng thuốc BVTV đã tăng quá nhanh trong thời gian qua. Theo số liệu Cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986, số lượng thuốc sử dụng là 6.500 đến 9.000 tấn, tăng 20 đến 30 nghìn tấn giai đoạn 1991 - 2000 và từ 36 đến 75,8 nghìn tấn giai đoạn 2001 - 2007. Trong vòng 10 năm (2000 - 2011) số lượng thuốc BVTV được sử dụng tăng 2,5 lần; số loại thuốc đăng ký sử dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập khẩu tăng 3,5 lần. Số lượng hoạt chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam gần 1.000 loại, còn các nước trong khu vực là 400 đến 600 loại.

Do việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng phổ biến và tăng nhanh về số lượng đã gây nên tác động tiêu cực, làm giảm chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Thuốc BVTV làm tăng tính kháng thuốc của sâu bệnh, tiêu diệt ký sinh thiên địch, phá vỡ cân bằng sinh thái làm bộc phát dịch hại cây trồng. Sử dụng thuốc BVTV tác động xấu đến môi trường gây ô nhiễm đất và nước khi sử dụng một tỷ lệ đáng kể thuốc bị rửa trôi và tồn tại trong đất, nguồn nước nhiễm loại thuốc, phụ gia bay hơi làm ô nhiễm, tạo mùi hôi, độc không khí, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê và tính toán trong cả nước hiện còn tồn 706 tấn thuốc BVTV cần tiêu hủy và 19.600 tấn rác bao bì thuốc BVTV chưa thu gom xử lý. Hằng năm, phát sinh số lượng lớn bao bì nhiễm độc khổng lồ này gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất là nguồn nước chưa kể bao bì người dân tái sử dụng gây ngộ độc mãn tính... Nhiều kho chứa thuốc BVTV trở thành điểm ô nhiễm môi trường lớn khó xử lý.

Những hạn chế trong việc sử dụng thuốc BVTV được thấy rõ là việc sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết, gây tổn hại đến môi trường, hệ sinh thái, giảm hiệu quả kỹ thuật. Phần lớn nông dân sử dụng thuốc quá liều lượng với mong muốn nhìn thấy được hiệu quả diệt sâu bệnh nhanh, bất chấp tác động đến sức khỏe, môi trường và hệ ký sinh thiên địch. Ðáng chú ý, việc sử dụng thuốc BVTV không tuân thủ thời gian cách ly vẫn xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, nhất là ở các vùng trồng rau quả, vùng thường xuyên có dịch rầy nâu, vùng trồng chè... Ðây là một điều nguy hiểm, tác động trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số điều tra cho thấy, có tới 35 đến 60% số nông dân chỉ thực hiện thời gian cách ly đến lúc thu hoạch từ một đến ba ngày; 25 đến 43% số nông dân thực hiện cách ly bốn đến sáu ngày trong khi phần lớn các loại thuốc có yêu cầu cách ly từ 7 đến 14 ngày hoặc lâu hơn. Ðiều tra của Cục BVTV trong năm 2010, trên diện rộng có tới 10,22% số nông dân không bảo đảm thời gian cách ly. Ngoài nguyên nhân kém hiểu biết kỹ thuật, có một nguyên nhân đáng lưu ý là một bộ phận nông dân cố tình sử dụng thuốc BVTV sai quy định pháp lý và kỹ thuật vì mục đích lợi nhuận của bản thân, xem nhẹ luật pháp và lợi ích cộng đồng. Một số nông dân cố tình sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, không bảo đảm thời gian cách ly, không theo khuyến cáo của chuyên môn. Bên cạnh đó, nhiều đại lý bán thuốc BVTV cũng vì lợi nhuận trước mắt mà bán thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục kém chất lượng, thuốc tồn kho quá hạn bất chấp các yêu cầu kỹ thuật. 

Trên cơ sở nghiên cứu kỹ những chính sách pháp luật và điều tra trong sản xuất, tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân, Hội Khoa học BVTV Việt Nam đưa ra một số kiến nghị bổ sung về chính sách quản lý và sử dụng thuốc BVTV. Trước tiên, Nhà nước cần sớm xây dựng và ban hành Luật BVTV để nâng cao hiệu quả pháp lý. Ðồng thời sớm xây dựng chiến lược sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam trong 10 đến 15 năm tới  theo hướng: Giảm nguy cơ, giảm sử dụng thuốc BVTV; nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV; nâng cao hiểu biết và nhận thức của người sản xuất trong sử dụng thuốc BVTV, biết tác động xấu của thuốc BVTV đến sức khỏe, môi trường, nhận thức về trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Trên cơ sở của Luật, cần có nghị định và thông tư mới riêng về quản lý, sử dụng thuốc BVTV. Các văn bản pháp lý này cần đề ra các biện pháp, các quy định và chế tài cụ thể để thực hiện chiến lược sử dụng thuốc BVTV cả về mặt quản lý, đăng ký sản phẩm, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.

Cần có quy định cụ thể, xây dựng, ban hành và sử dụng danh mục thuốc BVTV. Các thuốc mới đăng ký lưu hành phải được đánh giá hiệu quả kỹ thuật, môi trường, an toàn thực phẩm. Ðổi mới cơ cấu các nhóm thuốc trong danh mục, tăng tỷ lệ thuốc sinh học, giảm rõ các loại thuốc thuộc nhóm I, II. Khuyến khích sử dụng các loại thuốc sinh học, thân thiện, ít độc hại với môi trường. Thực hiện nguyên tắc "Có vào, có ra danh mục" để định kỳ sàng lọc sản phẩm, loại bỏ các loại thuốc không hoặc chưa được sử dụng trên thị trường thuốc, bộc lộ nhiều nhược điểm và hạn chế. Xây dựng các danh mục khuyến cáo sử dụng giúp nông dân lựa chọn đúng quá trình triển khai công tác BVTV. Từng bước xây dựng lộ trình giảm nguy cơ, giảm sử dụng thuốc BVTV ở nước ta từ nay đến năm 2020 theo hướng: Loại bỏ các loại thuốc thuộc diện hạn chế sử dụng; giảm lượng thuốc sử dụng hằng năm khoảng 30 đến 40% đặc biệt trên lúa, rau, chè, quả vùng nông sản xuất khẩu. Nâng tỷ lệ thuốc sinh học, thuốc có độ độc thấp, thuốc thân thiện với môi trường lên 40 đến 60%.

Các cơ quan chức năng và các cơ sở nghiên cứu phối hợp nghiên cứu, khảo sát để lập bảng phối hợp cho phép giữa thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh và thuốc trừ sâu với nhau, sao cho nông dân tiện theo dõi áp dụng. Ðồng thời xây dựng chương trình hoặc đề án tổng thể cho việc áp dụng và mở rộng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, có tác dụng giảm, chống lạm dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV như IPM, ba giảm - ba tăng, VIETGAP...  Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương về BVTV cần quan tâm thích đáng chỉ đạo chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV, các đại lý, các cửa hàng, cùng chính quyền cơ sở và nhân dân thu gom triệt để bao bì đóng gói thuốc BVTV sau khi đã sử dụng và kịp thời tiêu hủy đúng kỹ thuật, đúng nơi quy định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm trong cung ứng và sử dụng thuốc BVTV. Củng cố và nâng cao quyền lực của hệ thống thanh tra chuyên ngành BVTV, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp xã, phường trong quản lý, giám sát, kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV. Xây dựng, củng cố tổ chức và chính sách nội dung hoạt động của mạng lưới dịch vụ BVTV - Khuyến nông cơ sở. Thống nhất việc xây dựng ban hành bộ tài liệu huấn luyện về quản lý, sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, chương trình huấn luyện các quy trình kỹ thuật ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới...

Quản lý và sử dụng thuốc BVTV hiện nay ở Việt Nam đang là vấn đề nóng trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, cần có những quy định, chính sách cụ thể, cương quyết có hiệu quả để tổ chức thực hiện các chính sách đề ra.

Theo nhandan.com.vn

 Tags: thuốc bvtv

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập778
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại743,144
  • Tổng lượt truy cập93,120,808
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây