Học tập đạo đức HCM

3 cách làm nông mới ở Phong Thúy

Thứ sáu - 31/07/2015 08:49
Từ nhà nông trở thành doanh nhân, anh Nguyễn Hồng Phong, thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng - Lâm Đồng) đã đúc kết được 3 cách làm ăn mới để phát triển bền vững gồm: sản xuất an toàn, sản xuất khép kín và liên kết sản xuất.

Chọn cây rau bên cây càphê

Sản xuất cà chua ứng dụng công nghệ cao tại DN Phong Thúy.

Công ty TNHH Sản xuất- Thương mại nông sản Phong Thúy xuất phát điểm từ hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ ở thôn K’Nai, xã Phú Hội, Đức Trọng. Khởi nghiệp từ năm 1990, với số vốn 4 chỉ vàng đầu tư khai phá 4.000m2 đất trồng cây càphê dài ngày. Để giải quyết các nhu cầu cuộc sống trước mắt, anh Phong chọn rau các loại trồng xen với càphê.

“Bấy giờ, vùng nông nghiệp Đức Trọng rất khó tìm thấy những diện tích trồng rau xanh, dù chỉ là xen canh. Nhờ có kinh nghiệm trồng rau xanh truyền thống từ gia đình, tôi nhanh chóng canh tác và thu hoạch nhiều loại rau xanh, vừa tự cung tự cấp, vừa đem ra chợ bán. Thấy rau ngon, giá cả phù hợp, dần dần những nông dân trong và ngoài xã Phú Hội đến gặp tôi hỏi mua nguồn giống, trao đổi kỹ thuật chăm sóc”, anh Phong nhớ lại.

Năm 1995, anh Phong quyết định chọn rau làm cây chuyên canh và xen canh chủ lực bên cạnh càphê. Từ kết quả trồng thử nghiệm hàng năm, anh lập vườn ươm 3.000m2 sản xuất khoảng 10 giống rau, củ, quả để cung cấp cho nông dân.

Sau 5 năm, vùng chuyên canh rau xanh các loại ở Đức Trọng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, gia đình anh Phong cũng đã nắm bắt được cơ hội mở rộng quy mô sản xuất với 1ha vườn ươm giống rau, 2ha sản xuất rau thương phẩm theo hướng công nghệ cao, cho sản lượng  30 triệu cây giống và 200 tấn rau thương phẩm/năm. Doanh thu theo đó cũng tăng đáng kể. 

Áp dụng công nghệ cao

Năm 2006, anh Phong sản xuất với hình thức trang trại gồm 3ha vườn ươm và 3ha rau thương phẩm. Lúc này, những cánh đồng rau của Đà Lạt, Đơn Dương và các vùng phụ cận đang chuyển đổi nhiều diện tích áp dụng công nghệ cao. Sự cạnh tranh của từng sản phẩm rau trên thị trường ngày càng sôi động. Tình trạng rau được mùa, mất giá và được giá, mất mùa bắt đầu xảy ra trên nhiều loại rau củ. Anh Phong luôn tận dụng xúc tiến thương mại cho chính sản phẩm của mình đến mọi nơi, mọi lúc, qua các cuộc hội thảo, tập huấn từ cấp xã, huyện đến cấp tỉnh. Triển khai những hợp đồng tiêu thụ rau đến hệ thống siêu thị và các đầu mối rau xuất khẩu trong nước đảm bảo thời gian, sản lượng, chất lượng, giúp anh tạo dựng uy tín cho sản phẩm rau an toàn của mình. “Nhờ vậy, tôi được nhiều dự án hỗ trợ kinh phí đi tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở các nước Malaysia, Nhật Bản, Australia, Canada… Thu hoạch lớn nhất của tôi qua các lần xuất ngoại học làm nông là: Sản phẩm rau Đà Lạt và các vùng phụ cận không thua kém các nước trên thế giới, nếu như khắc phục hình thức sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới thì sẽ thành công”, anh Phong kể.

Từ nhận thức đó, anh chọn 3 giải pháp khai thông các “điểm nghẽn” để nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông sản gồm áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, ký kết hợp đồng trước khi sản xuất và hợp tác liên kết sản xuất để nâng cao sản lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Bước đi tuần tự là làm thí điểm mô hình rồi tập hợp kinh nghiệm nhân rộng. Đến tháng 4/2013, từ quy mô sản xuất trang trại, anh Phong vươn lên thành lập Công ty TNHH Sản xuất- Thương mại nông sản Phong Thúy với tổng diện tích canh tác rau các loại 110ha, trong đó hơn 70ha đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong 2 năm vừa qua, mỗi năm doanh nghiệp Phong Thúy cung cấp ra thị trường 10.000 tấn rau các loại, đạt doanh thu hơn 90 tỷ đồng. Kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất ở đây gồm: sử dụng màng phủ nylon trên đất để chống xói mòn, tránh cỏ dại; lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước, nhân công, phân bón; sử dụng nhà lưới, nhà kính để kiểm soát độ ẩm, ngăn chặn côn trùng xâm nhập, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật; trồng cây trên giá thể trong nhà kính…

Bây giờ Phong Thúy đang liên kết với gần 30 hộ nông dân trong tỉnh Lâm Đồng sản xuất ổn định trên 65ha, còn lại 45ha do doanh nghiệp trực tiếp triển khai sản xuất, tạo việc làm cho 300 lao động địa phương. “Trong năm 2016, chúng tôi tiếp tục liên kết với nông dân mở rộng sản xuất khoảng từ 15- 20ha rau công nghệ cao”, anh Phong cho biết.

Văn Việt
Theo: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập355
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại761,689
  • Tổng lượt truy cập93,139,353
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây