Học tập đạo đức HCM

5 chiến lược nuôi thủy sản bền vững

Thứ tư - 27/07/2016 04:50
(Thủy sản Việt Nam) - Nằm trong chiến dịch cung cấp thực phẩm bền vững cho 9 tỷ người trên thế giới, 5 chiến lược nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững mà các chuyên gia hàng đầu thế giới đặt ra đã cho thấy bước đi đúng hướng trong cuộc cách mạng nuôi thủy sản bền vững toàn cầu.

5 chiến lược giúp người nuôi tiếp cận ngành NTTS bền vững do các chuyên gia tại Viện Nguồn lợi thế giới (WRI), Worldbank và Worldfish đề ra.

 

Đầu tư cải tiến công nghệ và giao thông

NTTS là một ngành công nghiệp trẻ, chỉ phát triển được khoảng vài thập kỷ, sau ngành chăn nuôi gia súc. Việc phát triển công nghệ sản xuất con giống, kiểm soát dịch bệnh, thức ăn và dinh dưỡng cùng hệ thống sản xuất ít tác động lên môi trường tạo ra một sự kết nối và là nơi để khoa học có thể cải tiến những kiến thức truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả. Những cách thức cải tiến, dù là do nông dân, các tổ chức nghiên cứu khoa học, công ty hay chính phủ thực hiện đi chăng nữa, cũng đều nhằm mục đích tăng sản lượng để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của toàn thế giới.

 

Tầm nhìn vượt phạm vi trang trại

Phần lớn luật NTTS và các chương trình cấp chứng nhận đều tập trung vào cá nhân, trang trại. Nhưng nếu nhiều trang trại cùng sản xuất trên một khu vực có thể dẫn tới việc tích lũy tác động tiêu cực tới môi trường như ô nhiễm nguồn nước dù tất cả các hộ nuôi đều tuân thủ luật lệ. Việc quy hoạch khu vực NTTS trong phạm vi hệ sinh thái bao xung quanh có thể giảm áp lực lên nguồn lợi. Ví dụ, Luật Quy hoạch của Na Uy đã có tác dụng hữu hiệu trong việc đảm bảo các trại nuôi cá hồi không sản xuất tập trung quá mức vào một khu vực, nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và giảm nhẹ tác động lên môi trường.

chiến lược nuôi thủy sản bền vững

Nguồn: Mike Lusmore

 

Động viên và khích lệ

Hàng loạt các chính sách công và tư dành cho người NTTS đã có tác dụng khích lệ và động viên họ thực hành nuôi trồng bền vững. Ví dụ, Chính phủ Thái Lan đã cung cấp cho người nuôi tôm quyền sản xuất hợp pháp ở những khu quy hoạch nuôi thủy sản. Tại đây, người nông dân được tiếp cận các dịch vụ đào tạo hướng dẫn nuôi, nguồn cung nước và chất xử lý môi trường miễn phí. Ngoài ra, Chính phủ cũng cung cấp các khoản vay lãi suất thấp và miễn thuế cho những hộ nuôi quy mô nhỏ nhằm giúp họ có thêm chi phí ứng dụng công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất.

 

“Cú hích” của công nghệ hiện đại nhất

Những tiến bộ trong công nghệ vệ tinh và bản đồ, mô hình sinh thái, dữ liệu mở và phương tiện mang tính kết nối có khả năng kiểm soát trên phạm vi toàn cầu cùng hệ thống quy hoạch đã khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của ngành NTTS bền vững. Nếu có một hệ thống tích hợp đầy đủ những công nghệ trên thì chính phủ của quốc gia đó có thể cải thiện quy hoạch và kiểm soát không gian, giúp ngành thủy sản phát triển bền vững thực sự, đồng thời giúp xã hội nắm bắt được thực trạng của ngành.

 

Ăn cá “có nhu cầu dinh dưỡng thấp”

NTTS có thể xóa bỏ áp lực lên hệ sinh thái biển nếu cá nuôi không sử dụng cá tự nhiên làm thức ăn chăn nuôi. Người tiêu dùng nên lựa chọn và ăn các loại cá nuôi ít phải sử dụng bột cá, dầu cá trong chuỗi thực phẩm - hay còn gọi là những loài có “nhu cầu dinh dưỡng thấp” như cá rô phi, cá da trơn, cá chép và nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Ở những quốc gia có nền kinh tế mới nổi, các loài cá “nhu cầu dinh dưỡng thấp” vẫn được coi là trọng tâm phát triển vì lý do phù hợp với đối tượng người tiêu dùng. Thậm chí, loại cá này còn trở thành nguồn dinh dưỡng cho hơn 1 tỷ người nghèo ở những nước đang phát triển.

Dân số tăng, sản lượng khai thác tự nhiên sụt giảm, NTTS vẫn sẽ phải tồn tại và tiếp tục phát triển mạnh. Các nước NTTS trên thế giới cũng cần xác định những bước đi đúng hướng mới có thể đảm bảo sản phẩm của ngành NTTS trở thành một trong những nguồn lương thực bền vững của tương lai.

>> Khi NTTS nở rộ những năm 1990, rất nhiều vấn đề nảy sinh như việc “xóa sổ” rừng ngập mặn để nuôi tôm ở châu Á và Mỹ Latinh, hay việc gia tăng sử dụng bột cá, dầu cá làm thức ăn chăn nuôi hoặc hàng loạt vấn đề ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh. Ngành NTTS bắt đầu được cải thiện đáng kể trong khoảng 20 năm trở lại đây, năng suất tính theo diện tích đất và nước tăng cao hơn, lượng bột cá hay dầu cá sử dụng ít hơn và hạn chế việc chuyển đổi rừng ngập mặn thành trại nuôi tôm.

Đan Linh (tổng hợp) 
http://thuysanvietnam.com.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập734
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm733
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,086
  • Tổng lượt truy cập93,174,750
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây