Học tập đạo đức HCM

5 điểm nhấn ngành tôm

Thứ tư - 22/01/2014 03:17
2013 là một năm đáng ghi nhớ của ngành tôm thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tôm Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu của toàn ngành, đồng thời dịch bệnh được kiểm soát phần nào…

Giá tôm tăng cao

Theo đánh giá tại Hội nghị tổng kết ngành tôm Việt Nam năm 2013, điểm nổi bật vụ nuôi tôm 2013 là sự sụt giảm sản lượng của các nước trong khu vực do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS), nhu cầu nguyên liệu tăng kéo theo giá tôm tăng cao. Tính đến cuối tháng 11, tôm sú loại 30 con/kg được thương lái mua 270.000 - 275.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng (TTCT) loại 100 con/kg được mua 120.000 - 130.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Cùng đó, EMS xảy ra tại nhiều nước khiến nguồn cung tôm cho thị trường thế giới sụt giảm. Thái Lan, Trung Quốc và Mexico chịu tác động mạnh nhất của EMS. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, sản lượng tôm nuôi của Trung Quốc, nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới, năm 2013 giảm 26% so mức đỉnh năm 2011, từ 1,5 triệu tấn xuống còn 1,1 triệu tấn. Sản lượng tôm Thái Lan, nước sản xuất lớn thứ 2 cũng giảm mạnh, từ 500.000 tấn năm ngoái xuống 300.000 tấn năm nay. Theo đó, giá tôm sú HLSO cỡ 16/20 tại Nhật Bản từ 3 nguồn cung cấp chính là Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia tăng lần lượt 5,5 USD/kg, 4,5 USD/kg và 3 USD/kg trong 9 tháng đầu năm.

 

TTCT vượt qua tôm sú

10 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu TTCT của Việt Nam đã đạt trên 1,2 tỷ USD, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2012. TTCT chiếm 49% tổng giá trị xuất khẩu tôm, trong khi tôm sú đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 44%. Nhu cầu nhập khẩu TTCT gia tăng ở hầu hết các thị trường tiêu thụ tôm chính của Việt Nam. Thống kê Tổng cục Hải quan cho thấy, 10 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng TTCT xuất khẩu sang Nhật Bản tăng từ 31,6% cùng kỳ năm 2012 lên 42,7%. Tỷ trọng xuất khẩu TTCT sang Mỹ tăng gần gấp đôi, từ 37% lên 66,3%. Xuất khẩu TTCT sang EU và Trung Quốc cũng tăng đáng kể, với tỷ trọng tăng lần lượt từ 45,7% lên 53% và từ 11,4% lên 19%. Dự báo, xuất khẩu tôm năm 2013 có thể đạt 2,8 tỷ USD, được nhận định là "cứu cánh" cho xuất khẩu thủy sản năm 2013, và trong năm 2014 xuất khẩu tôm được dự báo vẫn giữ ngôi đầu trong xuất khẩu thủy sản do thị trường vẫn rộng mở, giá cao.

 

2013, sản lượng tôm thẻ đạt 272.837 tấn - Ảnh: PTC

 

Tăng xuất tôm nguyên liệu sang Trung Quốc 

Một trong những nguyên nhân chính đẩy giá tăng là tình trạng thương lái mua tôm Việt Nam với mọi kích cỡ để đưa sang Trung Quốc. Giá tôm nguyên liệu tăng mang lại lợi nhuận cho nông dân, nhưng so với lợi nhuận của thương lái thì ít hơn nhiều; còn doanh nghiệp chế biến thì bị thiệt hại vì không mua được nguyên liệu với giá cạnh tranh, trong khi đã ký đơn hàng từ trước. Hậu quả trong thời gian tới là chất lượng tôm nguyên liệu bị sụt giảm, uy tín và hình ảnh tôm Việt Nam bị ảnh hưởng, tổn hại đến giá tôm và sức cạnh tranh của tôm Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2013 đạt 310 triệu USD, tăng 49%. Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong năm 2013 tăng mạnh nhưng tỷ trọng tôm nguyên liệu (tươi/đông lạnh/ướp lạnh) chiếm tới 94%, xuất khẩu tôm chế biến chỉ chiếm 6%.

 

Truy nguồn gốc tôm bố mẹ

Tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống bố mẹ, tháng 10 và 11 vừa qua, Tổng cục Thủy sản cử đoàn công tác sang Thái Lan, Singapore, Indonesia, ba trong số nước mà Việt Nam nhập khẩu. Cùng đó, công tác gia hóa tôm bố mẹ và lộ trình theo hướng tự sản xuất tôm bố mẹ trong nước cũng được quan tâm triển khai. Năm 2013, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II và III triển khai dự án Phát triển tôm bố mẹ TTCT, tập hợp 6 đàn tôm bố mẹ có nguồn gốc Mexico, Ecuador, Colombia, Mỹ, Thái Lan và nuôi vỗ thành thục sinh sản trong điều kiện an toàn sinh học, sạch bệnh. Dự kiến đến năm 2015, Dự án sẽ đánh giá và lựa chọn được 1 - 2 đàn TTCT chất lượng tốt nhất, sạch một số bệnh nguy hiểm thường gặp (IHHNV, WSSV, MBV) để nhân đàn góp phần giảm nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu.

 

Tôm Việt Nam không bán phá giá

Sau nhiều năm áp thuế chống bán phá giá bất hợp lý với tôm Việt Nam, ngày 10/9/2013, Bộ Thương mại Mỹ đã công nhận toàn bộ 33 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tham gia xem xét hành chính lần thứ 7 đều không bán phá giá. Kết quả trên một lần nữa cho thấy, các doanh nghiệp tôm Việt Nam đã, đang và sẽ hoạt động theo đúng quy luật của kinh tế thị trường. Một trong những nguyên nhân giúp cho vụ kiện chống bán phá giá tôm của Việt Nam thắng lợi là trong quá trình xử lý vụ kiện, Chính phủ Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động; trong đó, có việc tiếp xúc với một số quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ để đưa ra các bằng chứng cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá và Chính phủ Việt Nam không trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm như cáo buộc. Mặt khác, chúng ta còn chủ động làm việc với Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, đưa thông tin trên báo Mỹ; trong đó có nhiều báo lớn (Washington Post, New York Times…).

>> Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP: Năm 2014, xu hướng nuôi tôm ở mật độ thưa có thể sẽ dẫn đến khả năng hút hàng tôm cỡ nhỏ cho một số phân khúc thị trường có nhu cầu, do giá thấp hơn. sản lượng TTCT năm 2014 của Việt Nam có thể tăng khoảng 20% so năm 2013.

Nguyễn Chi
theo thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại876,631
  • Tổng lượt truy cập92,050,360
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây