Học tập đạo đức HCM

'5 không, 3 sạch' để xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 22/07/2016 04:30
Trong 5 năm qua, cán bộ, hội viên, phụ nữ H.Củ Chi, TP.HCM đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, gắn việc thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”...

Mảng xanh trên “đất thép”

Đưa chúng tôi đi dọc con đường liên ấp Xóm Trại - Gót Chàng (xã An Nhơn Tây) dài hơn 10 cây số sạch sẽ, thông thoáng, chị Phan Kim Phụng (SN 1974), Chi hội trưởng Chi hội PN ấp Gót Chàng kể: “Trước đây, cứ vào mùa mưa, cây cối lại mọc um tùm làm khuất tầm nhìn của người đi đường. Tình trạng bà con vứt rác, xác động vật ra hai bên đường cũng nhiều, cống rãnh tắc nghẽn, bãi rác tự phát xuất hiện tràn lan”.

Năm 2011, Chi hội PN ấp Gót Chàng nhận quản lý đường liên ấp Xóm Trại - Gót Chàng, đặt mục tiêu thay áo mới để nơi này “xanh - sạch - đẹp”. Ban đầu, mỗi đợt ra quân tổng vệ sinh chỉ có lèo tèo vài cán bộ (CB), hội viên (HV) nòng cốt và các anh bên ban điều hành tổ, ấp ra phụ. Đêm về, chị Phụng vắt tay lên trán nghĩ cách “rủ rê” chị em cùng lo việc chung. Vì HV, PN trong ấp đa phần là công nhân nên chỉ có thể gặp, chuyện trò vào buổi tối hoặc ngày cuối tuần. Mưa gió gì chị cũng đi, khi thì ghé tâm tình, chia sẻ với HV thông tin về môi trường, lúc thì cầm chổi, ki ra đường quét, dọn.

Chị cũng đề xuất lên Hội PN xã, huyện cho chị em vay vốn buôn bán, làm vườn rau, xây nhà vệ sinh… Dần dần, mến cái tính chịu thương chịu khó và chân thành của chị, đã có cả trăm HV cùng tham gia các ngày “Chủ nhật xanh” phát quang bụi rậm, nạo vét cống, gỡ các bảng quảng cáo, rao vặt, chủ động phân loại rác tại nhà và bỏ hẳn thói quen vứt rác bừa bãi ngoài đường.

“5 khong, 3 sach” de xay dung nong thon moi
Dì Tô Thị Cúc dọn bớt bụi rậm quanh bồn chứa nước để bà con tới lấy nước dễ dàng hơn

Theo chị Phụng, tiêu chí “3 sạch” ở Gót Chàng được gắn với tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nên Hội PN đã tranh thủ được sự vào cuộc của chính quyền và các đoàn thể khác. Hiện, 244/244 hộ HV trong ấp đã có nhà vệ sinh đạt chuẩn. Thêm vào đó, mô hình “vườn rau dinh dưỡng” tại nhà cũng ngày càng thu hút chị em, vừa giúp chị em có nguồn dinh dưỡng an toàn, vừa giúp xóm ấp có mảng xanh.

Mỗi người cùng góp một tay

Về ấp Lào Táo Thượng, xã Trung Lập Thượng, hỏi nhà dì Rạnh (Nguyễn Thị Rạnh) “hiến đất”, ai cũng biết. Mấy năm nay, vợ chồng dì đã hiến 800m2 đất cho xã làm đường giao thông nông thôn. Không chỉ vậy, họ còn vận động người thân và các hộ dân xung quanh cùng hiến đất để mở tuyến đường dài 800m ngang qua nhà.

Hỏi, thời buổi “tất đất tấc vàng”, dì có tiếc không, dì Rạnh cười: “Vợ chồng tôi xuất phát từ hai bàn tay trắng, làm thuê làm mướn suốt mấy chục năm mới tích góp được ít đất. Xưa, xã không có đường, ruộng vây tứ phía, đi đâu cũng lặn lội đường vòng, cực lắm. Giờ ngó ra đường Trung Lập liên tỉnh, nối liền xã Trung Lập Thượng với tỉnh Bình Dương và Tây Ninh rộng rãi, sạch đẹp vậy thì mát lòng mát dạ chớ tiếc chi”.

Ở ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức, dì Tô Thị Cúc (SN 1958) nổi tiếng là “cây” tuyên truyền thực hiện “5 không” của cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với tiêu chí môi trường, giáo dục và an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới. Giữ trọng trách chi hội trưởng chi hội PN ấp, kiêm tổ trưởng tổ tư vấn cộng đồng, dì đã giúp hàn gắn nghĩa tình cho những cặp vợ chồng lâm vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”.

Dì cũng tranh thủ từng buổi họp tổ, ấp để phân tích cho bà con thấy lợi ích của việc dùng nước sạch, thu gom rác bảo vệ môi trường, đồng thời giới thiệu lớp dạy trồng rau an toàn, nấu ăn, điện gia dụng cho những người có nhu cầu học nghề, cải thiện kinh tế gia đình. Hễ biết nhà nào có con ở tuổi vị thành niên bỏ học, tụ tập ăn chơi với bạn bè xấu là dì tới liền.

Nhà nào kinh tế gia đình khó khăn, dì vận động các nhà hảo tâm tặng học bổng Nguyễn Thị Minh Khai cho các em. Trường hợp sa vào tệ nạn do không hiểu luật, dì nhờ các anh chị bên công an, tư pháp xã tư vấn. Hiện nay, thay vì cào rác đốt, người dân ấp Xóm Bưng đã chủ động thu gom vào thứ Ba hàng tuần, tập kết rác đúng chỗ. Ở ấp, không có tình trạng trẻ bỏ học, suy dinh dưỡng hay vướng tệ nạn xã hội.

Ngày 20/7, tổ chức Đại hội đại biểu Phụ nữ H. Củ Chi

Ngày 20/7, Đại hội đại biểu Hội LHPN H.Củ Chi diễn ra phiên chính thức với sự tham gia của hơn 300 đại biểu (gồm 180 đại biểu chính thức). Đại hội tổng kết chặng đường 5 năm phong trào Hội và công tác phụ nữ tại huyện Củ Chi, đề ra phương hướng nhiệm kỳ 2016-2021, đồng thời bầu ra Ban chấp hành mới.

M.N.


Theo Mẫn Nhi/phunuonline.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại285,705
  • Tổng lượt truy cập92,663,369
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây