Học tập đạo đức HCM

5 năm nông thôn “khoác áo mới”: Huy động sức dân - “liệu cơm gắp mắm”

Thứ năm - 10/12/2015 05:01
Trong 5 năm qua, cả nước đã đầu tư trên 851.000 tỷ đồng cho Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó vốn do dân đóng góp lên tới hơn 107.000 tỷ đồng, còn lại chủ yếu là vốn tín dụng. Việc huy động số vốn khổng lồ này liệu có vượt quá sức dân?

Đằng sau 19 tiêu chí là… nợ

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, ông Trần Đức Năng - Phó Chánh văn phòng Điều phối xây dựng NTM Thanh Hóa cho biết, đến nay bình quân toàn tỉnh đã đạt 13 tiêu chí/xã, tăng 8,3 tiêu chí so với năm 2011. “Hiện Thanh Hóa đã có 110/573 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 19,2%. Có 1 huyện đang hoàn thiện hồ sơ trình T.Ư thẩm định, công nhận đạt chuẩn NTM năm 2015”. 

 

 

Để đạt được kết quả trên, theo thống kê của Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa, 5 năm qua, tổng nguồn lực huy động cho xây dựng NTM đã đạt trên 27.000 đồng. Trong đó, người dân đóng góp trên 7.000 tỷ đồng (gồm 5.000 tỷ đồng tiền mặt, hơn 280 tỷ đồng tiền vật tư, vật liệu); cùng 300.000 ngày công lao động, hiến hơn 1.000ha đất…

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM Thanh Hóa, trong quá trình xây dựng NTM, có nhiều nơi đã lạm dụng sức dân, khiến cho người dân ca thán. Việc huy động nguồn lực từ người dân nhằm “chạy theo thành tích” đã gây nên bức xúc trong nhân dân.

Đặc biệt, có nhiều nơi sau khi hoàn thành 19 tiêu chí NTM thì địa phương lâm vào cảnh nợ nần, vì vay vốn để xây dựng các công trình nên khi đạt chuẩn  NTM rồi thì không có tiền trả nợ. Theo thống kê của Ban chỉ đạo chương trình, một số xã mang nợ do xây dựng NTM với số tiền từ 10 tỷ đồng trở lên là: Quý Lộc, Định Bình (huyện Yên Định); Nga An, Nga Thành (Nga Sơn), Hoằng Đồng (Hoằng Hóa)…

Chia sẻ về cách xây dựng NTM của địa phương, ông Phạm Quang Ngọc - Bí thư Huyện uỷ Yên Khánh (Ninh Bình) cho biết, huyện đã có 10/18 xã đạt chuẩn NTM. Quan điểm của huyện là trong xây dựng NTM, điều quan trọng là sự hài lòng của người dân và phải đặt vấn đề khi đạt được NTM rồi, thì phải làm gì... “Nếu không tính đến vấn đề hậu NTM, thì đạt NTM rồi người dân lại tái nghèo. Làm NTM là phải giúp cho người dân có thu nhập cao hơn, văn minh hơn…

Từ năm 2011, khi tôi còn làm Chủ tịch UBND, tôi đã nói với các xã, đừng trông chờ vào nhà nước quá nhiều. Mỗi xã làm NTM, cần ít nhất 200 tỷ đồng, thì Nhà nước không thể có đủ ngân sách đầu tư cho các xã trên toàn quốc. Thực tế, như ngân sách cả huyện Yên Khánh có 400 tỷ đồng, chi lương và xây dựng cơ bản, trong số đó 90% chi thường xuyên, thì không còn kinh phí để xây dựng NTM nữa”- ông Ngọc nói.

Huy động sức dân phải đúng cách

 Trong báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Ban chỉ đạo T.Ư thừa nhận, thời gian qua một số địa phương chạy theo thành tích, nên có biểu hiện huy động quá sức dân, hoặc nợ đọng xây dựng cơ bản không có khả năng trả, hoặc khi đánh giá chất lượng tiêu chí còn xuê xoa.

 

 

Theo ông Phạm Quang Ngọc, có quan điểm cho rằng, Ninh Bình huy động sức dân đóng góp 30% tổng nguồn lực đầu tư xây dựng NTM là hơi cao. “Theo tôi, thực tế tính 30% người dân đóng góp còn khiêm tốn, mà phải 50%. “Xây dựng NTM có nghĩa là từ nhà phải sạch, việc thực hiện tiêu chí xây dựng nhà ở là của chính người dân, thì dân phải làm là đương nhiên. Hay các tiêu chí khác như có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cũng phải là do dân làm hết. Nhà nước chỉ hỗ trợ xây dựng cơ bản (điện, đường, trường, trạm) thì không đáng bao nhiêu”- ông Ngọc nói.

“Vận động sức dân nhưng phải phù hợp với năng lực của người dân và phát huy niềm tự hào của người dân, được sinh ra và sống trên quê hương mình. Tất nhiên, không nên phân biệt đóng góp nhiều ít. Nếu ông có 1.000 tỷ đồng, mà đóng góp 1 tỷ thì mới chỉ là 1/1.000 thì đó là con số rất nhỏ nhưng lại làm được rất nhiều việc. Nhưng người có 100.000 đồng họ dám bỏ ra 50.000 tức là họ đã đóng góp 50%, từ đó cần ghi nhận tấm lòng và sự quyết tâm đóng góp của họ”- Bí thư Huyện uỷ Yên Khánh chia sẻ.

Còn ông Trần Bá Cao- Phó Chủ tịch UBND xã Thái Phương (Hưng Hà, Thái Bình) cho hay: “Xã chúng tôi có thuận lợi là có nhiều hộ thu nhập khá, nên việc đóng góp là do các hộ hoàn toàn tự nguyện. Như  ông Trần Văn Sen hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng để xây dựng trường THCS và các chương trình khác. Ông Vũ Quang Huy - chủ doanh nghiệp dệt đã chi hơn 1 tỷ đồng xây dựng trường tiểu học, mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia năm 2014 và ủng hộ hơn 700 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa, mua một xe cứu thương cho trung tâm y tế xã...”.

Theo ông Cao, cái chính là các hộ thấy chương trình thiết thực, có ý nghĩa thật sự, thì họ sẵn lòng ủng hộ để làm những công trình rất cụ thể, chứ không phải hỗ trợ chung chung. Nhờ đó, đến nay xã đã hoàn thành rất nhiều công trình mà vừa không cần vốn nhà nước, vừa không phải huy động nhân dân đóng góp quá nhiều.

Kéo doanh nghiệp đầu tư

Tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội cũng đã chính thức thông qua tổng nguồn vốn cho cả 2 chương trình xây dựng NTM và xóa nghèo bền vững (lồng ghép vào NTM) gần 244.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2016-2020. Theo ông Hồ Xuân Hùng- Chủ tịch Tổng hội NNPTNT Việt Nam, chắc chắn nguồn vốn trên không đủ, vì theo tính toán giai đoạn tới cần 1 triệu tỷ đồng mới thực hiện được mục tiêu 50% số xã đạt NTM vào năm 2020, tức nguồn vốn mới đáp ứng được gần 25%. “Nguồn lực của các doanh nghiệp đầu tư trong 5 năm vừa qua vào nông nghiệp nông thôn là rất chậm. Trong khi, nguồn lực cả xã hội đầu tư vào nông nghiệp của nước ta chỉ đạt 6% là quá thấp so với tỷ trọng mà nông nghiệp đóng góp vào GDP”- ông Hùng nòi.

Ông Hùng cho rằng, việc doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp quá ít là còn có vấn đề về chính sách. Do đó, nguồn lực sắp tới là vô cùng khó khăn, trong khi chúng ta vẫn đặt ra chỉ tiêu năm 2020 có 50% các xã NTM, tức là 5 năm tới phải tăng gần gấp đôi thời gian vừa rồi. “Cái chính là phải kéo doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân để người dân có thêm nguồn lực đóng góp vào cho Chương trình NTM, thì mới ổn định được. Còn cứ bảo họ bỏ tiền ra làm đường, làm trường sẽ rất khó...”- ông Hùng nói. 

Nhiệm vụ phía trước hết sức nặng nề

Đánh giá về Chương trình xây dựng NTM thời gian qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: Chương trình xây dựng NTM đã được triển khai trên toàn quốc được 5 năm. Đến nay, cả nước đã có gần 1.300 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 14% tổng số xã cả nước và 11 huyện được công nhận đạt NTM. Tuy nhiên, hiện cả nước vẫn còn tới hơn 600 xã mới đạt được dưới 5 tiêu chí. Số xã nằm trong diện đạt từ 5 đến 7 tiêu chí vẫn còn chiếm tới hơn 3.000 xã và các xã còn lại đều là xã khó khăn ở vùng sâu, vùng xa... Điều đó cho thấy, chặng đường phía trước của Chương trình xây dựng NTM còn hết sức nặng nề và cần sự cố gắng rất lớn từ các địa phương.

                Phương Vy (ghi)

 

851.000 tỷ đồng vốn đầu tư NTM

Ngân sách nhà nước đầu tư 266.785 tỷ đồng.

Tín dụng 434.950 tỷ đồng.

Doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng.

Người dân và cộng đồng đóng góp 107.447 tỷ đồng.

Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập339
  • Hôm nay35,151
  • Tháng hiện tại213,718
  • Tổng lượt truy cập90,277,111
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây