Học tập đạo đức HCM

51 xã đăng ký về đích năm 2017: Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Thứ ba - 11/04/2017 04:19
Năm 2017, Hà Nội đặt mục tiêu có ít nhất 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), tuy nhiên căn cứ vào kết quả thực tế, các huyện, thị xã đã mạnh dạn đăng ký 51 xã về đích. Với nhiều khó khăn hiện nay, để đạt được mục tiêu này đòi hỏi nỗ lực lớn của các địa phương.
Còn nhiều khó khăn
Mặc dù là năm đầu tiên thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 với nhiều tiêu chí đòi hỏi cao hơn so với trước đây, tuy nhiên các xã đã tập trung bắt tay vào việc ngay từ đầu năm. Do đó, kết quả đạt được cho đến nay đã có khởi sắc đáng kể so với thời điểm cuối năm 2016. Cụ thể, tiêu chí giao thông tăng 12 xã đạt chuẩn, tiêu chí thủy lợi tăng 11 xã, trường học 15 xã, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn tăng 6 xã, thu nhập tăng 5 xã, cơ sở vật chất văn hóa tăng 4 xã... Theo kế hoạch, năm 2017, các huyện, thị xã đăng ký có thêm 51 xã về đích NTM. Đây là con số cho thấy sự quyết tâm nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các địa phương.
 
Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Bí thư Huyện ủy Ứng Hòa cho biết, đến nay, huyện có 12/28 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Năm 2017, TP giao huyện chỉ tiêu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM nhưng huyện đăng ký 4 xã gồm Kim Đường, Quảng Phú Cầu, Trung Tú và Trường Thịnh. Theo ông Tuấn, khó khăn của địa phương hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là rác thải ở các làng nghề gây bức xúc trong Nhân dân. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của nhiều xã khu Cháy cũng gặp khó khăn do nguồn nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng. “Đặc biệt, kinh phí xây dựng NTM của huyện cũng eo hẹp vì mỗi năm thu ngân sách chỉ đạt khoảng 800 tỷ đồng” - ông Tuấn chia sẻ.
Tại huyện Sóc Sơn, mục tiêu đưa 3 xã hoàn thành NTM vào năm 2017 cũng gặp nhiều trở ngại không nhỏ. Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn Phạm Xuân Phương phân tích, theo phân cấp, TP quản lý toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn. Tuy nhiên, huyện Sóc Sơn có gần 31.000km kênh mương thủy lợi nội đồng, địa hình lại đa dạng cả đồi gò, vùng trũng và đồng bằng, nếu không được quản lý sát sao xuống tận chân ruộng thì việc điều tiết nước gặp khó khăn. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến tiêu chí thủy lợi của địa phương.
Giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tiễn
Theo đánh giá mới nhất của các huyện, thị xã, toàn TP đã có thêm 5 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 87 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 - 18 tiêu chí và không có xã nào đạt dưới 11 tiêu chí. Mặc dù vậy, hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người của một số huyện còn thấp như Ứng Hòa (27,1 triệu đồng/năm), Mỹ Đức (30,6 triệu đồng/năm), Phú Xuyên (30,5 triệu đồng/năm). Một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao như Ba Vì (7,18%), Phú Xuyên (4,85%), Mê Linh (4,24%), Sơn Tây (4,04%)... Chính vì vậy, để đạt mục tiêu đưa 51 xã về đích trong năm nay, các địa phương cần phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên Phạm Hải Hoa cho biết, huyện đã chỉ đạo 14 xã về đích NTM giai đoạn 2017 - 2020 phải tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để xây dựng NTM đi vào thực chất và có chiều sâu. Đồng thời, các xã giao trách nhiệm thực hiện từng công trình, phần việc, tiêu chí NTM cho các tổ chức đoàn thể nhằm huy động sức mạnh tổng lực. Đặc biệt, quan tâm đến các tiêu chí đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người dân có thể trực tiếp tham gia giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng và quản lý thiết chế văn hóa ở cơ sở… “Huyện tập trung rà soát tiêu chí hộ nghèo của từng xã và yêu cầu Bí thư, Chủ tịch các xã xuống từng hộ dân lắng nghe để có biện pháp cụ thể” - bà Hoa chia sẻ.
Liên quan tới vấn đề kinh phí xây dựng NTM, ông Hà Minh Hải - Giám đốc Sở Tài chính cho biết, đến nay, kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa đã cơ bản được cấp đủ cho các địa phương. Ông Hải lưu ý, các địa phương cần rà soát lại quy hoạch, điều chỉnh dự án để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tránh tình trạng bố trí vốn dàn trải, lãng phí. Đồng thời đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất và thu hút các DN đầu tư, tạo nguồn lợi về thuế, phí…
 
Theo: Thiên Tú/kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay32,194
  • Tháng hiện tại225,287
  • Tổng lượt truy cập92,602,951
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây