Học tập đạo đức HCM

ATM đua nhau xả hơi 'nghỉ Tết'

Thứ hai - 30/01/2012 10:39
“Đến hẹn lại lên”, cứ dịp Tết đến xuân về, người dân lại lo ATM nghẽn mạng. Năm nay, nhiều máy ATM tại Hà Nội không chỉ nghẽn mạng vào dịp cận Tết, mà trong và sau Tết, dù lượng khách giao dịch rất thưa thớt nhưng ATM vẫn "xin lỗi vì máy ngừng hoạt động".

Suốt từ mùng 4 đến mùng 6 Tết Nguyên đán, chị Hương ở Vĩnh Tuy "khốn khổ" vì cảnh đi rút tiền tại các cây ATM. Trước Tết, do tình trạng tắc nghẽn quá trầm trọng nên chị Hương không rút được tiền lương cũng như tiền thưởng Tết. Cứ nghĩ trong Tết, khi nhu cầu giảm hẳn thì chị sẽ rút tiền "dễ thở" hơn. Ai ngờ, trong nhiều ngày, chị Hương đi rút tiền tại các máy ATM của không ít ngân hàng như Agribank, Vietinbank và Vietcombank trên các đường Lạc Trung, Quang Trung, Trần Khát Chân nhưng đều không rút được. Các máy đều thông báo tạm thời ngừng phục vụ hoặc đang trong thời gian bảo dưỡng.

Đem chuyện này kể với người thân, chị Hương mới biết không phải mình chị mà nhiều người cũng lâm vào cảnh “dở khóc dở cười”, thậm chí có người rút tiền từ một máy ATM của Vietcombank cũng trong ngày mùng 6 âm còn bị máy "nuốt" luôn thẻ, gọi điện đến đường dây nóng thì lại không có ai nhấc máy.
 

Ảnh chụp máy ATM của GP Bank trên đường Lê Trọng Tấn ngày 30/1.
 Ảnh: Thu Hạ.

Chưa hết, đến hôm nay (30/1), ngày làm việc chính thức đầu tiên trong năm mới của các cơ quan thì tình trạng ATM nghẽn mạng hoặc thiếu tiền vẫn chưa được khắc phục dù cho theo quan sát thì lượng người giao dịch rất thưa thớt. Một số máy ATM của các ngân hàng như GP Bank, Vietinbank, Sacombank… vẫn rơi vào tình trạng hết tiền hoặc ngừng hoạt động, nghẽn mạng.

Tại máy ATM của Ngân hàng GP Bank ở số 54 Lê Trọng Tấn, không cần khách hàng cho thẻ vào, chỉ cần lại gần màn hình đã nhìn thấy dòng chữ thông báo: “máy ATM tạm thời ngưng phục vụ, xin chân thành xin lỗi quý khách”. Một số máy ATM của các ngân hàng khác tại khu này thì vẫn hoạt động bình thường nhưng lại… hết tiền.

Cụ thể, lúc 11h kém ngày 30/01, tại máy ATM của Ngân hàng Vietinbank ở số 26 Lê Trọng Tấn, máy nhanh chóng báo tạm ngừng phục vụ khi khách có nhu cầu rút tiền. Nhân viên bảo vệ tại đây cho biết, năm mới nhiều người rút tiền quá nên máy ATM này hết tiền từ 2 hôm nay, một lúc nữa nhà băng mới cung tiền vào, “1 tiếng nữa quay lại may ra rút được tiền”, anh này dự đoán.
 

Nhiều ngân hàng giải thích, do đông người rút tiền sau Tết quá nên nhiều máy ATM hoạt động quá tải, phải ngừng để bảo trì. Ảnh: Thu Hạ.

Tại một ngân hàng trên đường Trường Chinh, cả 2 máy ATM trước cửa phòng giao dịch ngân hàng đều không rút tiền được. Một máy dán thông báo bằng tờ rơi với nội dung “ATM tạm thời ngừng phục vụ. Xin cảm ơn!”. Máy kia vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi khách hàng đặt lệnh rút tiền, sau khi đợi một thời gian khá lâu thì chỉ nhận được thông báo bằng tiếng Anh với nội dung: “Thời gian giao dịch cho phép của bạn đã hết. Giao dịch đã bị hủy. Xin cảm ơn!”. Theo giải thích của nhân viên giao dịch tại đây, do mấy hôm nay nhiều người rút tiền quá nên máy ATM hoạt động quá công suất, bị nóng và dễ dẫn tới hư hỏng nên phải tạm ngừng hoạt động để bảo trì.

Một đại diện của Công ty CP dịch vụ thẻ Smartlink cho biết, hệ thống ATM dù có “khỏe” đến đâu cũng không thể chịu được hàng triệu giao dịch trong một trong một thời điểm. Vì vậy, đôi khi tình trạng tắc nghẽn mạng hoặc máy tạm ngừng để bảo trì xảy ra là điều dễ hiểu, nhất là những ngày cao điểm như trước và sau Tết. Việc “điều trị” tận gốc vấn nạn tắc, nghẽn ATM dịp Tết vì vậy mà khó thực hiện được.

Theo thống kê của Hiệp hội Thẻ Việt Nam, đến cuối 2011 toàn thị trường Việt Nam đã có hơn 40 triệu thẻ ATM. Số lượng thẻ tăng chóng mặt cộng với tần suất giao dịch tăng vọt vào dịp cuối năm (250 - 300%), bản thân các cây ATM cũng dính nhiều lỗi thiết bị, lỗi đường truyền (bị đứt hoặc gián đoạn)..., hoặc lỗi do hệ thống cung cấp điện không đảm bảo, điện hay bị cắt..., nên bị tắc nghẽn trong giao dịch ATM là điều không thể tránh khỏi.

 
Thu Hạ
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Hôm nay25,086
  • Tháng hiện tại1,105,969
  • Tổng lượt truy cập92,279,698
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây