SX dưa lưới công nghệ cao ở huyện An Phú |
Tại hội nghị lần này tỉnh sẽ trao quyết định chủ trương đầu tư cho 23 dự án ở 5 lĩnh vực: nông nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch, công nghiệp, xây dựng - đô thị, y tế với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 27.000 tỷ đồng. Trong đó có 7 DN cam kết đầu tư trên 101.000 tỷ…
Theo Sở NN-PTNT An Giang, để mời gọi các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lãnh đạo Sở đã tham gia cùng với nhiều đoàn cán bộ chủ chốt của tỉnh trực tiếp làm việc với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Sau buổi làm việc, Bộ trưởng đánh giá cao cơ hội, tiềm năng của tỉnh và giới thiệu các DN trong, ngoài nước đầu tư vào An Giang. Đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Qua sự giới thiệu của Bộ ngành, Sở NN-PTNT An Giang đã thành lập đoàn công tác trực tiếp làm việc và mời gọi đầu tư với 3 tập đoàn lớn như FLC, TH, Xuân Thiện.
Sau đó 3 tập đoàn đã cử các đoàn chuyên gia đến An Giang khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư, chính sách ưu đãi, đất đai, khí hậu, cơ sở hạ tầng…
An Giang đặc biệt quan tâm DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
Trước mắt, 3 tập đoàn này sẽ tập trung thực hiện 3 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, các dự án khác sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm. Cụ thể, Tập đoàn FLC quan tâm đến dự án vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 300 ha tại huyện Thoại Sơn và đã cử đoàn công tác đến khảo sát vùng dự án.
Tập đoàn TH đặc biệt quan tâm đến dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung: Xây dựng nhà máy chế biến sữa tập trung, diện tích 10ha; xây dựng trang trại bò sữa với quy mô 20.000 con, diện tích 100 ha; xây dựng vùng nguyên liệu cảu tập đoàn 1.000 ha và liên kết với các hợp tác xã để tạo vùng nguyên liệu 3.000ha cho tập đoàn. TH cũng xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu gạo: Đầu tư hệ thống xay xát, nhà máy chiết xuất tinh dầu cám hiện đại và tạo vùng nguyên liệu cho hệ thống nhà máy với diện tích 50.000ha.
Tập đoàn Xuân Thiện sau khi nghiên cứu các tiềm năng, lợi thế của tỉnh đã đề xuất với UBND tỉnh An Giang đầu tư dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp sản xuất điện mặt trời.
Hưởng ứng chủ trương mời gọi đầu tư của UBND tỉnh An Giang, sau khi nghiên cứu các tiềm năng, lợi thế của tỉnh An Giang, Tập đoàn Xuân Thiện đề xuất với UBND tỉnh đầu tư 3 dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp sản xuất điện gió và điện mặt trời trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau: Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp điện gió, ở huyện Tri Tôn và Thoại Sơn và các huyện khác. Quy mô 100.000 ha, điện gió trên đất liền, tổng công suất khoảng 1.000 MW. Còn dự án điện mặt trời xây dựng ở huyện Tri Tôn và các huyện khác có công suất 1.000 MW. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến viên nén sinh khối có công suất từ 10 - 15 triệu tấn/năm.
Ngoài các tập đoàn do Bộ, ngành Trung ương giới thiệu, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở NN-PTNT An Giang đã thông tin rộng rãi danh sách các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đang mời gọi đầu tư. Ngoài ra, Sở còn chủ động tìm hiểu và trực tiếp mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;