Học tập đạo đức HCM

An Giang tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 30/07/2013 03:12
Mặc dù đã tập trung cao cho chương trình xây dựng nông thôn mới, nhưng việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở An Giang hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Tỉnh An Giang đang rà soát, củng cố hoạt động để đến năm 2015 có 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

 
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang, sau 3 năm triển khai, chương trình đạt kết quả khả quan. 108 xã trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới còn ở mức dưới 5 tiêu chí thì nay đã đạt cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ dân chưa hiểu đúng về xây dựng nông thôn mới; một số địa phương còn trông chờ vào ngân sách nhà nước. Do An Giang nằm trong khu vực đặc thù của vùng đất mềm Đồng bằng sông Cửu Long nên xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi đó nhiều công trình cấp thiết, thuộc diện đầu tư của ngân sách nhà nước như đường giao thông, nhà văn hóa, hệ thống điện, nước, xử lý rác thải đang thiếu vốn trầm trọng nên chưa triển khai được. 

Đặc biệt, tiêu chí về thu nhập cá nhân, đến năm 2015, xã nông thôn mới phải đạt 29 triệu đồng/người/năm theo qui định đối với địa bàn nông thôn An Giang là khó thực hiện. 

Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang cho biết: An Giang hiện có 154 xã, phường, thị trấn. Để xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, Ban Chỉ đạo chương trình đã chủ động chọn 17 xã điểm hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2015. Đạt được mục tiêu này, tỉnh An Giang tiến hành kiểm tra thường xuyên, liên tục để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; điều chỉnh, bổ sung các xã thực hiện tốt, có tiềm lực đưa vào diện xã điểm như Thoại Giang (huyện Thoại Sơn), Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên). 

Tỉnh cũng rà soát chọn ưu tiên các công trình bức xúc có qui mô vừa phải, kỹ thuật đơn giản để đầu tư trước; chỉ đạo các địa phương xây dựng nông thôn mới gắn với các phong trào thi đua “Dân vận khéo” phát huy dân chủ cơ sở, “Công trình tuổi trẻ thanh niên với phong trào xây dựng nông thôn mới”, “Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi xây dựng nông thôn mới". 

Tỉnh khẳng định, xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và toàn dân chung tay thực hiện để thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống người dân, giảm nhanh khoảng cách giữa thành thị và nông thôn./. 

Thu Trang
Theo tamnhin.net

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập922
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại763,577
  • Tổng lượt truy cập93,141,241
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây