Học tập đạo đức HCM

Anh chủ trại nuôi lợn gia công với sản lượng 12.000 tấn/năm

Thứ hai - 04/09/2017 20:09
Khấm khá từ nghề làm gạch, khi hoạt động sản xuất gạch thủ công bị cấm anh Nguyễn Chí Hải nhạy bén chuyển hướng đầu tư vào kinh tế trang trại chăn nuôi lợn gia công. Quyết định táo bạo của anh đã hồi sinh “khu đất chết" vốn đào đất làm gạch trước đó trở thành trại lợn nuôi gia công với sản lượng "khủng" lên tới 12.000 tấn/năm...

Vượt qua thành tích của hàng trăm nông dân giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, anh Nguyễn Chí Hải, thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh được bầu chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017".

Trại lợn 32.000m2, sản lượng 12.000 tấn

Nhìn vào “bảng thành tích” ấn tượng của anh Hải nhiều người không khỏi trầm trồ, thán phục. Anh Hải hiện là chủ trang trại 32.000m2 chăn nuôi gia công lợn thịt cho Tập đoàn Dabaco Việt Nam. Sản lượng chăn nuôi đạt 12.000 tấn/ năm, lợi nhuận 2,2 tỉ đồng.

 anh chu trai nuoi lon gia cong voi san luong 12.000 tan/nam hinh anh 1

Anh Nguyễn Chí Hải (giữa) giới thiệu về trang trại chăn nuôi lợn 32.000m2 với Phó Chủ tịch thường trực BCH TƯ Hội NDVN Lều Vũ Điều. Ảnh: Phú Lãm.

Quy mô bề thế bậc nhất xứ Kinh Bắc, trang trại nuôi lợn của anh Hải tạo việc làm ổn định cho 25 lao động địa phương với thu nhập khá. Đồng thời, chủ trang trại đã giúp đỡ giống, vốn cho 25 hộ dân (trong đó 15 hộ nghèo), chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi cho gần 150 nông dân, giúp đỡ nhiều hộ gia đình thoát nghèo.

Nỗ lực phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương anh Nguyễn Chí Hải từng đạt thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng tổ chức Hội Nông dân và phong trào phát triển kinh tế Vườn-Ao-Chuồng (VAC) giai đoạn 2010- 2015; Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh khen thưởng anh Hải năm 2015; Bằng chứng nhận “Điển hình Chăn nuôi gia công lợn thịt cho Tập đoàn Dabaco Việt Nam” do Liên minh HTX Việt Nam chứng nhận năm 2016. Nổi bật nhất, vừa qua, anh Hải được bình chọn Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017.

Ở khu chuyển đổi của xã Vạn Ninh (huyện Gia Bình) trang trại của anh Hải nổi bật hơn hết bởi quy mô bề thế bậc nhất. Trước kia, nơi đây là những lò gạch thủ công, vùng “đất chết” thom thỏm những hố, những mô đất gập ghềnh. Với người dân thôn Chính Thượng nơi này, anh Nguyễn Chí Hải là một tấm gương sáng về trí tuệ làm giàu.

 anh chu trai nuoi lon gia cong voi san luong 12.000 tan/nam hinh anh 2

Một chuồng nuôi lợn gia công cho Tập đoàn Dabaco ở trang trại sản lượng 12.000 tấn/ năm của Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 Nguyễn Chí Hải. Ảnh: Phú Lãm.

Anh Hải kể, anh từng làm nhiều nghề, rồi bén duyên với nghề làm gạch thủ công. Đã có thời gian huy hoàng với nghề làm gạch, ông chủ lò gạch tích cóp được nhiều của nả. Sự biến đổi của thời cuộc, nghề làm gạch thủ công bị cấm, anh Hải chuyển hướng góp vốn cổ phần vào một doanh nghiệp sản xuất gạch tuynel và lên kế hoạch đầu tư vào kinh tế trang trại.

“Năm 2013, tôi thuê 5ha đất bãi ven sông thuộc khu đun đốt lò gạch xưa kia, thời hạn thuê 20 năm. Dồn vốn liếng và vay mượn thêm tôi xây dựng trang trại nuôi lợn 32.000m2. Hiện kinh phí xây dựng lên đến gần 15 tỉ đồng, trang trại chính thức hoạt động từ tháng 4.2014”, anh kể.

 anh chu trai nuoi lon gia cong voi san luong 12.000 tan/nam hinh anh 3

Công nhân trang trại của anh Hải đang vệ sinh các thùng đựng thức ăn thừa từ Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. Ảnh: Phú Lãm.

Anh Hải tâm sự: “Mình xác định làm trang trại có những rủi ro về dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, vì thế đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Từ hệ thống phòng dịch, cho đến khu xử lý chất thải, hầm Biogas trong trang trại chăn nuôi đều đảm bảo vệ sinh môi trường nghiêm ngặt. Riêng hệ thống Biogas, anh Hải đầu tư mất hơn 1 tỉ đồng. Đi vào hoạt động, trang trại nuôi lợn gia công cho Tập đoàn Dabaco. Đây là tập đoàn lớn, có năng lực tiêu thụ, chế biến mạnh. Quy mô được phép nuôi 10.000 con lợn thịt/ lứa. Nhờ nuôi gia công đầu ra ổn định, thu nhập được đảm bảo. Dự kiến nuôi gia công 7 năm thu hồi được vốn đầu tư trang trại”.

Sử dụng thức ăn thừa nuôi lợn hữu cơ

Tâm huyết với kinh tế trang trại, vào những lúc ngành chăn nuôi lợn khó khăn như hiện nay, anh Hải không chịu “bó tay”, anh tìm tòi cách làm mới hiệu quả. Qua kết nối, trang trại của anh Hải được lựa chọn làm đầu mối tiếp nhận thứ ăn thừa từ Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV). Mỗi ngày, trang trại tiếp nhận hàng chục tấn thức ăn thừa từ SEV. Sau đó, vận chuyển phân phối đến các đơn vị chăn nuôi trong tỉnh.

 anh chu trai nuoi lon gia cong voi san luong 12.000 tan/nam hinh anh 4

Nhờ chăn nuôi gia công, lợi nhuận của trang trại anh Hải luôn ổn định. Dự tính trong vòng 7 năm anh Hải sẽ gỡ gạc được số vốn đầu tư gần 15 tỉ đồng. Ảnh: Phú Lãm.

Có nguồn thức ăn dồi dào, anh Hải nghĩ đến việc mở trại chăn nuôi lợn hữu cơ. Đầu năm 2017, anh triển khai xây dựng chuồng trại nuôi lợn hữu cơ trên diện tích gần 2ha còn lại. Lứa đầu tiên, anh thả nuôi gần 1.500 con lợn. Hiện đã xuất bán hết, mới thả nuôi đàn mới 500 con. “Hơn 3 năm chăn nuôi gia công cho Tập đoàn Dabaco, tôi nhận thấy cần phải làm thêm mảng chăn nuôi hữu cơ. Nhờ chương trình hỗ trợ này những người nuôi lợn sạch chúng tôi có thêm nguồn thức ăn chăn nuôi đáng kể, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng”, anh Hải nói.

 anh chu trai nuoi lon gia cong voi san luong 12.000 tan/nam hinh anh 5

Anh Hải (bên phải) giới thiệu máy xử lý thức ăn thừa sau khi vận chuyển từ SEV về trang trại với Phó Chủ tịch Thường trực BCH TƯ Hội NDVN Lều Vũ Điều (người thứ hai từ phải sang). Ảnh: Phú Lãm.

Qua tìm hiểu, quy trình bàn giao và tiếp nhận thức ăn thừa từ SEV diễn ra hết sức chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn. SEV sẽ bàn giao thức ăn thừa tại khu vực tập kết của công ty. Thức ăn thừa được đựng trong thùng kín, vận chuyển trên xe có mui bạt, đảm bảo không rơi vãi, rò rỉ ra ngoài. Quá trình vận chuyển, bảo quản và sử dụng được liên ngành Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp giám sát, tuyệt đối không để xảy ra ô nhiễm môi trường.

Anh Nguyễn Chí Hải cho hay, sau khi vận chuyển thức ăn thừa về trang trại, công nhân sẽ tiếp tục phân loại. Một phần thức ăn thừa sẽ nấu chín, phần khác  đem ủ men vi sinh. “Rác thải sẽ được xử lý đảm bảo môi trường theo quy định. Sử dụng nguồn thức ăn thừa này, mỗi tháng trang trại tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi. Kết hợp giữa nguồn thức ăn thừa với rau xanh, bẹ chuối chất lượng thịt lợn được nâng cao.

"Hướng chăn nuôi này rất tốt cho cả người nuôi và người tiêu dùng thịt lợn. Trong cơn bão giá lợn sụt giảm vừa qua, nguồn thức ăn thừa từ SEV là cứu cánh cho nhiều người chăn nuôi chúng tôi. Công ty SEV cũng thu mua hàng trăm tấn lợn sạch từ những trang trại, giúp nông dân chúng tôi chống chọi với khủng hoảng...”, anh Hải phấn khởi chia sẻ.

Một ngày cuối tháng 8 vừa qua, về thăm, trải nghiệm, thực chứng hoạt động kiểm soát, bảo vệ vệ sinh chuồng trại, quy trình chăn nuôi sạch tại trang trại nuôi lợn của Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 Nguyễn Chí Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lều Vũ Điều phấn khởi đánh giá: “Mô hình anh Hải là 1 trong 63 nông dân xuất sắc năm 2017. Đây là mô hình điển hình liên kết gắn bó giữa người nông dân và các doanh nghiệp tạo ra sức mạnh, phát huy được thế mạnh của nông dân và doanh nghiệp...".

Trong những năm qua, trại lợn của anh Nguyễn Chí Hải là mô hình phát triển rất hiệu quả. Tới đây Hội nông dân tỉnh Bắc Ninh tiếp tục nhân rộng nhiều mô hình ra. Đặc biệt, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm từ những trang trại sản xuất thực phẩm sạch như sản phẩm lợn hữu cơ chỗ anh Hải...

Theo: Phú Lãm/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Hôm nay43,122
  • Tháng hiện tại818,400
  • Tổng lượt truy cập91,992,129
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây