Học tập đạo đức HCM

Ấp văn hóa - nông thôn mới Đại Trường

Thứ ba - 15/04/2014 04:40
Cuối năm 2013, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh được công nhận là xã nông thôn mới đầu tiên của huyện. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của bà con trong xã nói chung và riêng ấp Đại Trường đã có những chuyển biến rõ nét…

Xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần có khoảng 60% bà con dân tộc Khmer sinh sống trong tổng số dân toàn xã. Bà con sinh sống tập trung ở các ấp: Đại Trường, Cầu Tre, Bà Ép, Đại Mông… Đại Trường là một trong các ấp có sự phát triển khá tốt so với các ấp còn lại của Phú Cần. Trước khi xã Phú Cần được công nhận là xã nông thôn mới, bà con ấp Đại Trường cũng rất phấn khởi vì tuyến đường nhựa mới xuyên qua ấp vừa được khánh thành. Khi chúng tôi đến, nhiều căn nhà tường khang trang ven tuyến lộ nhựa cũng vừa được xây dựng. Chú Thạch Ngọc Sang, Bí thư ấp Đại Trường, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, khoe với chúng tôi: "Tuyến đường nhựa đi từ đầu ấp vào đến tận cuối ấp nên bà con vui lắm vì nó giúp bà con mua bán, đi lại thuận tiện. Cho nên bà con rất nhiệt tình đối ứng hoa màu, cây cối để tạo điều kiện khởi công dễ dàng hơn". Đường thông thoáng nên giá trị hàng nông sản của bà con cũng được nâng lên. Bà Thạch Thị Phol (Sáu Phol), ấp Đại Trường, nói: "Ruộng của tôi sát quốc lộ nên trước đây làm ruộng xong là tôi bán lúa ướt luôn vì từ ruộng vào nhà không có đường xe nên tiền công vận chuyển rất mắc. Ngược lại, mỗi lần muốn chuyển đồ rẫy hay hột vịt từ nhà ra lộ bán cũng rất khó khăn nên tiền lời cũng giảm. Bây giờ, làm lúa xong, được giá tôi mới bán, còn không lấy xe công nông chuyển về nhà phơi khô chờ lên giá bán có lời hơn. Chẳng những vậy, khi đường được mở rộng, đất tôi có giá lắm vì có đến 2 mặt tiền".

Cổng chào mới tinh và đẹp như một cách khoe khéo của bà con ấp Đại Trường về cuộc sống nông thôn mới ngày càng khởi sắc.

Nếu phần bên trái của ấp Đại Trường được nâng cấp bằng lộ nhựa thì phía đối diện lộ cũng đã được lót đan, giúp học sinh đi học thuận lợi dễ dàng. Thạch Thu Hồng, học sinh Trường Tiểu học Phú Cần, nói: "Trước đây, đường vô trường mầm non nhỏ xíu nên con không đi rước em được. bây giờ đường rộng, dễ chạy xe nên con thường đưa rước em đi học thay ba mẹ". Đường thông thoáng nên bà con cũng quan tâm đến nhà cửa hơn. Nhờ vậy mà ấp Đại Trường luôn duy trì thành công các tiêu chuẩn về ấp văn hóa. Bây giờ, ấp văn hóa Đại Trường trở thành ấp văn hóa- nông thôn mới. Thượng tọa Thạch Thưa, Trụ trì chùa Arunrănsây ChacAKrôn, ấp Đại Trường, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, phấn khởi nói: "Đường sá đi lại thuận tiện thì học sinh đi học dễ dàng hơn, bà con làm ăn cũng thuận tiện hơn nên cuộc sống bà con trong ấp khấm khá hơn lên".

Ấp Đại Trường có trên 90% bà con dân tộc Khmer sinh sống. Trước đây, toàn ấp có trên 100 hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm hẳn từng năm nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về nhà ở, đất ở… Bên cạnh đó, ấp Đại Trường còn là một trong những ấp đi đầu trong phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở Phú Cần nên hiệu quả kinh tế từ làm ruộng khá hơn lên. Chú Kim Rên, ấp Đại Trường, nói: "So với trước đây, Đại Trường thay da đổi thịt nhiều lắm. Thời của tôi đường sá đâu có được như bây giờ mà đi học. Rồi trường lớp lúc đó cũng chẳng có nên số lượng người Khmer biết đọc, biết viết rất ít. Bây giờ, nghĩ lại con cháu mình được Nhà nước lo sướng lắm. Mới nhỏ xíu là được cho đến trường học mẫu giáo, rồi học tiểu học, THCS… phòng học cũ thì được xây mới ngay. Mình thua thiệt nhưng bây giờ con cái mình được như thế nên tôi mừng lắm". Sau khi chia đất cho các con, hiện chú Kim Rên còn 14 công ruộng, cách Quốc lộ 54 chỉ khoảng hơn 100 mét, ruộng được nhiều người hỏi mua nhưng chú kiên quyết không bán. Những ngày này, chú Kim Rên tranh thủ ra đồng thăm ruộng xem có kịp thu hoạch sớm để gia đình ăn Tết Chôl Chnăm Thmây không. Chú chia sẻ: "Nông dân mình mà bán đất thì làm gì sống bây giờ? Hơn nữa, làm ruộng giờ đâu có cực như trước. Mình vào cánh đồng mẫu lớn nên từ việc chọn giống, bơm nước, xịt thuốc sâu đều có kỹ sư hỗ trợ. Tới khi thu hoạch thì thu hoạch bằng máy, có cắt, có gom, có đập gì nữa đâu".

Điện, đường, trường, trạm được đầu tư khang trang đã làm thay đổi bộ mặt của ấp văn hóa- nông thôn mới Đại Trường. Với nền tảng nông thôn mới, tin rằng cuộc sống của bà con Khmer trong ấp sẽ ngày càng khởi sắc hơn.

Bài, ảnh: Hà Thanh
nguồn: baocantho.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập515
  • Hôm nay81,637
  • Tháng hiện tại817,747
  • Tổng lượt truy cập93,195,411
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây